@article{Nguyễn_Võ_Trần_Huỳnh Nguyễn_2023, title={NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG XƯƠNG TRÊN KẾT QUẢ XẠ HÌNH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIB – IVB TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 – 2021}, url={https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/615}, DOI={10.55046/vjrnm.50.615.2023}, abstractNote={Tổng quan: Ung thư phổi (UTP) là bệnh ác tính thường gặp nhất và cho tỉ lệ di căn xương cao. Phát hiện sớm di căn xương có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về giá trị của phương pháp xạ hình xương để phát hiện sớm tổn thương di căn xương nhưng vấn đề này vẫn chưa được khảo sát đầy đủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang loạt bệnh, hồi cứu 151 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn IIB – IVB, được xạ hình xương trước điều trị với dược chất phóng xạ Tc-99m MDP (Methylene diphosphonate) từ 01/2020 – 12/2021 tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 62,9% và 37,1%. Tuổi trung bình: 60; tuổi nhỏ nhất: 35 và tuổi lớn nhất: 83. Có 56 trường hợp (37,1%) có tổn thương xương trên xạ hình. Trong đó 47 trường hợp nghĩ nhiều di căn xương (83,9%): 46 ca ở giai đoạn IV và 1 ca giai đoạn IIIB. Vị trí tổn thương thường gặp là xương sườn, xương ức, kế đến là các xương cột sống ngực, xương chậu cùng cụt. Ít gặp hơn là xương đòn và xương chi trên. Đa số tổn thương là đa ổ, không đối xứng và tăng hấp thu phóng xạ mạnh. Kết luận: Tổn thương xương trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIB – IVB có tỷ lệ cao hướng đến tổn thương di căn xương. Do đó việc áp dụng xạ hình xương như là một cận lâm sàng thường quy trong chẩn đoán giai đoạn ban đầu nhóm bệnh nhân này trước khi điều trị là điều cần thiết nhằm tiên lượng chính xác và có chiến lược điều trị hợp lý.}, number={50}, journal={Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam}, author={Nguyễn, Tấn Lực and Võ, Văn Kha and Trần, Thanh Phong and Huỳnh Nguyễn, Trọng Nhân}, year={2023}, month={tháng 3}, pages={46-51} }