https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/issue/feed Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-07-09T04:44:59+00:00 Open Journal Systems <p>Tạp ch&iacute; Điện quang &amp; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam thuộc Hội Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam l&agrave; diễn đ&agrave;n trao đổi th&ocirc;ng tin khoa học v&agrave; hoạt động của chuy&ecirc;n ng&agrave;nh Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n tr&ecirc;n cả nước. Tạp ch&iacute; xuất bản 4 số tiếng Việt v&agrave; 1 số tiếng Anh/năm, đăng tải c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu khoa học, b&agrave;i tổng quan, b&agrave;i ca l&acirc;m s&agrave;ng hay cũng như c&aacute;c th&ocirc;ng tin hoạt động của Hội... tạo điều kiện trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa hội vi&ecirc;n Hội Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam v&agrave; c&aacute;c Hội chuy&ecirc;n ng&agrave;nh kh&aacute;c. Ban bi&ecirc;n tập rất mong nhận được sự cộng t&aacute;c viết b&agrave;i của c&aacute;c t&aacute;c giả cho Tạp ch&iacute;.</p> https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/995 Chẩn đoán hình ảnh hội chứng Tolosa- Hunt: Nhân hai trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2024-03-19T08:30:00+00:00 BS Nguyễn Thu Lan nguyenthulan16051995@gmail.com BS Nguyễn Thái Bình tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Viết Dũng tapchidqyhhnvn@gmail.com BS Lê Tuấn Linh tapchidqyhhnvn@gmail.com Hội chứng Tolosa-Hunt là một tình trạng viêm không rõ nguyên nhân của xoang hang và khe ổ mắt trên, rất hiếm gặp với tỷ lệ mắc 1-2 người/1 triệu người1. Việc sinh thiết lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học rất khó khăn, chẩn đoán hiện nay theo tiêu chuẩn của Hội đau đầu thế giới (International Headache Society) chủ yếu dựa vào lâm sàng, đặc điểm hình ảnh MRI sọ não và theo dõi đáp ứng điều trị. MRI sọ não giúp bộc lộ tổn thương xoang hang, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi. Chúng tôi xin báo cáo 2 trường hợp được chẩn đoán hội chứng Tolosa-Hunt tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hai bệnh nhân (BN), BN nam 52 tuổi và BN nữ 50 tuổi, vào viện vì đau hốc mắt và liệt vận nhãn 3 tháng. Các xét nghiệm máu, dịch não tủy, nồng độ hormone tuyến giáp và sàng lọc nhiễm khuẩn cũng như sàng lọc u nguyên phát của cả hai BN đã được thực hiện, cho kết quả bình thường. Hai BN được chụp MRI sọ não 1.5 Tesla cho thấy tổn thương tăng kích thước, không tạo khối của xoang hang cùng bên có triệu chứng lâm sàng, gợi ý nguyên nhân viêm. Hội chứng Tolosa Hunt được đưa ra sau khi đã loại trừ các căn nguyên khác. Cả hai BN đều đáp ứng tốt với liệu pháp corticosteroid liều cao và không tái phát sau khi theo dõi 6-8 tháng. Từ đó chúng tôi đưa ra chẩn đoán cuối cùng là hội chứng Tolosa-Hunt. 2023-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/996 CA LÂM SÀNG XUNG ĐỘT MẠCH MÁU VỚI THẦN KINH V DO BẤT THƯỜNG PHÁT TRIỂN TĨNH MẠCH: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 2024-03-19T08:30:28+00:00 BS Nguyễn Nhật Quang Nhatquang174@gmail.com BS Nguyễn Duy Hùng tapchidqyhhnvn@gmail.com Ts Lê Thanh Dũng tapchidqyhhnvn@gmail.com Bệnh nhân nam 59 tuổi, vào viện vì triệu chứng đau nửa mặt bên trái. Bệnh khởi phát cách đây 5 năm. Trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não với chuỗi xung T2W 3D và tiêm thuốc cho thấy hình ảnh cấu trúc bất thường phát triển tĩnh mạch (DVA - Developmental venous anomaly) vị trí cuống tiểu não trái giãn lớn dẫn lưu về xoang đá trên, chèn ép vào đoạn đi ra rễ (REZ- Root exit zone) dây thần kinh. Bệnh nhân được phẫu thuật vi giải ép thần kinh mạch máu (MVD- Microvascular decompression), sau phẫu thuật hiện bệnh nhân gần như không còn triệu chứng, không cần phải dùng thêm thuốc giảm đau. Chúng tôi khuyến cáo chụp cộng hưởng từ thường quy kết hợp chuỗi xung T2W 3D, TOF 3D, T1W 3D sau tiêm Gadolium để phát hiện các nguyên nhân xung đột thần kinh mạch máu. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1043 Bước đầu khảo sát vai trò cộng hưởng từ cột sống thắt lưng tư thế đứng ở bệnh nhân đau thắt lưng 2024-01-02T04:02:54+00:00 Võ Thị Minh Nguyệt nguyetvtm@tahospital.vn PGS, TS Phạm Ngọc Hoa nguyetvtm@tahospital.vn Nguyễn Văn Phát nguyetvtm@tahospital.vn TS Đỗ Hải Thanh Anh nguyetvtm@tahospital.vn Phạm Vũ Mỹ Phụng nguyetvtm@tahospital.vn TS Hồ Hoàng Phương nguyetvtm@tahospital.vn Vũ Kế Khôi nguyetvtm@tahospital.vn PGS, TS Huỳnh Quang Huy nguyetvtm@tahospital.vn Đặt vấn đề: Đau lưng là triệu chứng cơ năng thường gặp và những thay đổi thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau lưng, kèm hoặc không kèm lan theo rễ thần kinh. Ở nhiều người, triệu chứng tăng nặng khi đứng hay đi lại. Cộng hưởng từ (CHT) CSTL tư thế đứng có khả năng giúp đánh giá các thay đổi của CSTL khi chịu lực, từ đó tránh bỏ sót tổn thương. Mục tiêu: So sánh một số đặc điểm hình ảnh CHT CSTL giữa tư thế nằm và tư thế đứng ở bệnh nhân đau lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả trên 30 bệnh nhân đau thắt lưng và được chụp CHT cột sống thắt lưng tư thế nằm và đứng bằng máy CHT mở từ trường 0,25T G-scan. Kết quả: Khi so sánh với tư thế nằm, tư thế đứng có chiều cao đĩa đệm giảm, tăng độ hẹp lỗ liên hợp và ống sống, tăng mức độ thoát vị, cũng như giảm đường kính trước sau bao màng cứng ngang mức các tầng đĩa đệm có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trượt đốt sống không thay đổi có ý nghĩa. Kết luận: Một số đặc điểm có sự thay đổi có ý nghĩa giữa CHT CSTL đứng so với nằm. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1088 GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI CHẤT TƯƠNG PHẢN ĐẶC HIỆU GAN MẬT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN 2024-03-12T03:22:12+00:00 Thiều Lê Duy duy.tl@umc.edu.vn PGS Võ Tấn Đức tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Quang Thái Dương tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Duy Mai Huyên tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Huỳnh Phượng Hải tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu: 1. Xác định giá trị của hình ảnh động học bắt thuốc của chất tương phản đặc hiệu gan mật trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. 2. Xác định giá trị của chất tương phản đặc hiệu gan mật trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 40 người bệnh, có 47 tổn thương có chẩn đoán trước phẫu thuật là ung thư biểu mô tế bào gan. Chẩn đoán xác định được dựa trên kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật. Kết quả: Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadoxetic acid có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 28,6%, giá trị tiên đoán dương 84,8%, giá trị tiên đoán âm 16,7%, độ chính xác 75% trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, đối với u kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 20mm độ nhạy còn 61,5%. Khi kết hợp dấu hiệu tín hiệu thấp thì gan mật thì có độ nhạy 95%, giá trị tiên đoán dương 84,4%, độ chính xác 80,1%. Đặc biệt, thì gan mật làm tăng khả năng phát hiện các u ≤ 20mm (độ nhạy tăng từ 61,5% lên 100%). Kết luận: 1. Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadoxetic acid có độ nhạy cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua thì chụp này vì có một số ung thư biểu mô tế bào gan không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trên các chuỗi xung khác. 2. Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadolinium nhạy hơn của Gadoxetic acid trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, chúng ta không được bỏ qua cộng hưởng từ với Gadolinium trong xác định bản chất tổn thương gan. 3. Cộng hưởng từ với Gadoxetic acid có độ nhạy cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, đặc biệt là lên đến 100% trong phát hiện các tổn thương ≤ 20 mm. Chính vì vậy khảo sát người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan bằng Cộng hưởng từ với Gadoxetic acid là cần thiết để chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, đặc biệt là các người bệnh cần điều trị bằng phẫu thuật. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1080 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐIỂM BÁM GÂN Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP 2024-01-05T08:20:51+00:00 Đỗ Thị Nụ dothinu19752020@gmail.com Bs Nguyễn Đình Khoa tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Thị Tuyên Trân tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Phạm Thy Thiên tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Trần Ngọc Hữu Đức tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Thu Hương tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Thị Tuyết Hằng tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Bùi Phú Quang tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Thanh Toàn tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Trần Thanh Thông tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Thị Nhạn tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Đỗ Thị Kim Hiền tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Trịnh Tý Hon tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm điểm bám gân ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK) và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 87 bệnh nhân VCSDK tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2022 đến tháng 08/2023. Kết quả: Trong 522 điểm bám gân ở 87 bệnh nhân VCSDK có 37,9% điểm bám gân có biểu hiện viêm khi khảo sát bằng siêu âm phần mềm. Tỉ lệ số điểm bám gân có hình ảnh viêm trên siêu âm nhưng không có triệu chứng viêm trên lâm sàng là 29,9%. Hình ảnh giảm âm và tăng kích thước gân là hình thái tổn thương thường gặp nhất trên siêu âm, chiếm tỉ lệ 19,9% và 18,3%. Không ghi nhận sự khác biệt về thời gian mắc bệnh trung bình, tỉ lệ có mặt kháng nguyên HLA-B27, sự tăng nồng độ CRP, điểm BASDAI trung bình, điểm ASDAS-CRP trung bình giữa nhóm bệnh nhân có viêm điểm bám gân trên siêu âm so với nhóm không có hình ảnh viêm trên siêu âm. Kết luận: Siêu âm là công cụ tốt giúp phát hiện và theo dõi tình trạng viêm điểm bám gân ở nhóm bệnh nhân VCSDK. Không ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố thời gian mắc bệnh, sự có mặt của kháng nguyên HLA-B27, sự tăng nồng độ CRP, điểm BASDAI, điểm ASDAS – CRP với tình trạng viêm điểm bám gân trên siêu âm. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1084 Hiệu quả của sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán một số u tuyến vú 2024-01-25T02:03:14+00:00 Lê Nguyệt Minh lnminh85@gmail.com Nguyễn Thị Xoan ntxoan.hmu@gmail.com PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền hiennx@tamanhhospital.vn Bs Quản Thị Bính Thìn tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Trần Hải Bình tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Vũ Hữu Khiêm tapchidqyhhnvn@gmail.com Đặt vấn đề: Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không ngày càng được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán sớm ung thư vú và chẩn đoán chính xác các tổn thương khác của vú. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán một số bệnh tuyến vú. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 phụ nữ (tuổi trung bình 41,6) được sinh thiết có hỗ trợ hút chân không 188 tổn thương vú được phân loại BIRADS 3 trở lên tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Kết quả: 188 tổn thương, kích thước lớn nhất trung bình là 12,6mm, có 52,6% tổn thương được phân loại BIRADS 3, còn lại là phân loại từ BIRADS 4 trở lên, có 20,7% tổn thương được đặt marker sau khi lấy hết tổn thương. Kết quả mô bệnh học cho thấy có 8 tổn thương là ung thư biểu mô phù hợp 100% với kết quả phẫu thuật sau đó, còn lại là u xơ tuyến vú lành tính và biến đổi xơ nang lành tính. Thời gian cắt mỗi u trung bình là 9,7 phút, lượng thuốc gây tê trung bình là 1,8ml cho mỗi tổn thương. Sau sinh thiết hút toàn bộ tổn thương, chiều rộng máu tụ trung bình là 14,1mm và chiều dày trung bình là 4,6mm. Điểm đau sau thủ thuật trung bình là 1,2, không chế tốt bằng thuốc giảm đau NSAIDs thông thường, không có trường hợp nào cần can thiệp thêm. Kết luận: Sinh thiết hút chân không u tuyến vú là phương pháp an toàn, đơn giản và hiệu quả chẩn đoán mô bệnh học chính xác 100% các tổn thương ở vú. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1042 GIÁ TRỊ CẮT LỚP VI TÍNH TRONG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH MẠC TREO TRÀNG TRÊN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 2024-01-29T04:42:44+00:00 NGUYỄN ĐẠI HÙNG LINH nghunglinh1977@gmail.com Bs Nguyễn Hoàng Thanh Tú tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Tín Trung tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch (ĐM) mạc treo tràng trên (MTTT) ở người trưởng thành bằng cắt lớp vi tính. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 218 bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính vùng bụng tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023. Chúng tôi khảo sát về nguyên ủy, đường kính ĐM MTTT, các biến thể, tương quan mạch máu kết tràng phải trong không gian. Kết quả: ĐM MTTT hầu hết xuất phát từ động mạch chủ (97,2%), chủ yếu ngang mức thân sống L1 với gần 70%. Ngoài các nhánh kinh điển, chúng tôi ghi nhận ĐM MTTT có phân nhánh ĐM gan phải (15 trường hợp) và ĐM lách (1 trường hợp). Đường kính trung bình ĐM MTTT là 7,07 ± 1,10 mm. Giá trị bình thường đường kính ĐM MTTT của nữ nhỏ hơn nam (p<0,05). ĐM hồi kết tràng xuất hiện trong tất cả các ca và 60,5% đi phía sau tĩnh mạch (TM) MTTT. ĐM kết tràng phải thấy trong 30,7% trường hợp và 91,2% đi trước TM MTTT. Có 21,1% trường hợp có ĐM kết tràng phải phụ. Khi ĐM KTP bắt chéo phía sau TM MTTT thì ĐMHKT cũng nằm phía sau trong tất cả các ca. Về tương quan trong không gian ba chiều giữa ĐM và TM MTTT thì dạng IV (không có ĐM kết tràng phải và ĐM hồi kết tràng đi sau TM MTTT) chiếm nhiều nhất (41,5%). Độ dài trung bình bắt chéo TM MTTT của ĐM kết tràng phải và ĐM hồi kết tràng lần lượt là 19,02 ± 3,66 mm và 11,35 ± 2,87 mm. Khoảng cách giữa nguyên ủy ĐM kết tràng phải và ĐM hồi kết tràng là 13,33 ± 4,09 mm. Kết luận: Cắt lớp vi tính là phương pháp không xâm lấn và đáng tin cậy, có thể cung cấp chính xác về giải phẫu của động mạch mạc treo tràng trên, mối tương quan không gian với tĩnh mạch mạc treo tràng trên, giúp lên kế hoạch phẫu tích mạch máu và nạo hạch cũng như ngăn ngừa tổn thương mạch máu trong phẫu thuật nội soi ung thư kết tràng phải. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/939 NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH 18F-FDG PET/CT CỦA U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO B TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI 2023-07-25T01:27:52+00:00 Nguyễn Văn Thắng md.nguyenvanthang@gmail.com ThS.Bs Chu Văn Tuynh tuynhchuvan@gmail.com TS.BS Phạm Văn Thái Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT của ULPKH tế bào B tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 86 bệnh nhân được chẩn đoán ULPKH dựa vào mô bệnh học và hóa mô miễn dịch tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ 01/2018 đến tháng 12/2022, các bệnh nhân được chụp PET/CT chẩn đoán giai đoạn trước điều trị. Kết quả: 86 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu gồm 38 nữ và 48 nam, tuổi trung bình là 58,1. Có 72 bệnh nhân có GPB thuộc nhóm tiến triển nhanh, trong đó ULPKH tế bào B lớn lan tỏa chiếm 45,3%. Trên PET/CT phát hiện hạch cổ và hạch ổ bụng là hai vị trí hay gặp nhất với tỉ lệ lần lượt là 65,1% và 53,5%, các vị trí hạch khác như hạch trung thất là 34,9%, hạch nách 30,2%, hạch bẹn 22,1%. PET/CT phát hiện 23 vị trí/ cơ quan ngoài hạch, hay gặp nhất là amiđan (16,3%), lách (9,3%), tủy xương (9,3%), dạ dày (8,1%), vòm (7,0%). Giá trị trung vị SUVmax của nhóm tiến triển nhanh là 11,3, nhóm tiến triển chậm là 5,4, p < 0,01. Phân tích tương quan tuyến tính giữa kích thước và giá trị SUVmax của tổn thương cho thấy r = 0,547, p < 0,01. Kết luận: Chụp PET/CT giúp phát hiện tổn thương ULPKH tế bào B tại nhiều vị trí, giá trị SUVmax thường cao và phụ thuộc vào thể mô bệnh học. Có sự tương quan chặt chẽ giữa kích thước và giá trị SUVmax của tổn thương. Từ khóa: U lympho không Hodgkin tế bào B, 18F-FDG PET/CT. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/941 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP SAU UỐNG LIỀU ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131 2024-03-04T08:04:15+00:00 Lê Mạnh Trường truongle.mephys@gmail.com Bs Lê Ngọc Thụy tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Xuân Ngọc tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá hoạt độ phóng xạ và xác định thời gian cách ly bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi bệnh nhân uống liều điều trị I-131. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 215 bệnh nhân ung thư tuyến giáp, với các liều điều trị I-131 là 50 mCi, 100 mCi và 150 mCi. Đo hoạt độ phóng xạ của các bệnh nhân ở các thời điểm khác nhau; so sánh kết quả đo với các quy định, khuyến cáo để xác định thời gian cách ly. Kết quả: Sau 24 giờ, bệnh nhân điều trị liều 50 mCi có thể xuất viện; sau 48 giờ bệnh nhân điều trị liều 100 mCi có thể xuất viện; liều điều trị cao nhất 150 mCi, có thể xuất viện sau 72 giờ. Kết luận: Mỗi mức liều điều trị có các yêu cầu về thời gian đào thải phóng xạ và ra viện khác nhau. Sau khi xuất viện, tùy theo hoạt độ phóng xạ còn lại mà bệnh nhân xác định khoảng thời gian hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1020 GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT 2024-03-19T08:26:18+00:00 Trần Quang Lộc tranquangloc8396@gmail.com Bs Dương Đức Hùng tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Nguyễn Thị Thu Phương tapchidqyhhnvn@gmail.com Ts Lê Thanh Dũng tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột (TR) nhằm đánh giá giá trị của chụp CLVT đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 bệnh nhân chẩn đoán tắc ruột trên chụp CLVT từ 16 dãy trở lên và được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 02 đến tháng 11 năm 2022 Kết quả: Trong số 84 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột trên CLVT với độ tuổi trung bình 52,9 ± 12,2, tỷ lệ nam/nữ : 47/37. Độ nhạy trong chẩn đoán tắc ruột đạt 100%, độ chính xác 96,4%. Độ đặc hiệu trong chẩn đoán các nguyên nhân gây tắc ruột như do u, bã thức ăn, do dính, thoát vị,…đều cao trên 90%. Độ đặc hiệu trong chẩn đoán vị trí tắc ruột non là 80,9%; tắc ruột già là 100%, độ nhạy của CLVT trong chẩn đoán tắc tại đại tràng trái và trực tràng đạt 50%, các vị trí khác đều trên 80%. Kết luận: Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý các trường hợp nghi ngờ tắc ruột. CLVT là kỹ thuật có độ nhạy và độ chính xác cao trong chẩn đoán tắc ruột, đặc biệt là chẩn đoán nguyên nhân, vị trí tắc ruột cũng như đánh giá tình trạng quai ruột giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1024 GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DUPLEX TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO 2024-03-19T08:25:09+00:00 BSNT Đổ Ngọc Cường bsdongoccuong@gmail.com TS Nguyễn Vũ Đằng ThS Nguyễn Thị Xuân Mai ThS Nguyễn Hoàng Thuấn ThS Đoàn Dũng Tiến ThS Nguyễn Hoàng Ẩn BSNT Phạm Quách Trân Trân BSNT Nguyễn Trần Như Ngọc Đặt vấn đề: Hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ là một trong những nguyên nhân chính của đột quỵ nhồi máu não, ước tính gây ra khoảng 8 - 15% các ca nhồi máu não. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý này góp phần giúp bác sĩ lâm sàng có tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Siêu âm duplex là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, rẻ tiền giúp chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm siêu âm duplex và đánh giá giá trị của siêu âm duplex trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu, phân tích mô tả cắt ngang trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2023. Kết quả : Triệu chứng lâm sàng phổ biến của nhồi máu não là yếu/liệt nửa người (95,3%) và liệt mặt trung ương (62,5%). Bệnh nhân nhồi máu não có hẹp/tắc động mạch cảnh trong ngoài sọ chiếm tỉ lệ 62,5%. Siêu âm duplex có giá trị cao trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong ngoài sọ với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 96,6%, 99,0%, 98,4%, 96,6% và 99,0%, độ đồng thuận rất cao (k = 0,955, 95% CI = 0,894 - 1, p < 0,001) khi độ hẹp ≥ 50%, với mức hẹp ≥ 70%, giá trị lần lượt là 92,3%, 99,1%, 98,4%, 92,3% và 99,1%, độ đồng thuận cũng rất cao (k = 0,914, 95% CI = 0,796 - 1, p < 0,001) so với DSA. Siêu âm duplex và DSA có mối tương quan chặt chẽ trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong ngoài sọ (Spearman’s rs = 0,728, 95% CI: 0,632 - 0,803, p < 0,001). Kết luận : Siêu âm duplex là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, rẻ tiền, có độ an toàn và chính xác cao trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, có thể sử dụng như một công cụ sàng lọc ban đầu phân loại hẹp và/hoặc như một phương pháp chẩn đoán xác định. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1102 Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp 2024-03-30T02:48:46+00:00 Nguyễn Đoàn Duy Quang duyquangf15@gmail.com Bs Đỗ Thị Thu Thảo tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Trần Thị Mai Thùy tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Minh Thắng tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Lê Nguyễn Gia Hy tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục tiêu: Mô tả vài đặc điểm hình ảnh chụp CLVT của TTP và đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm hình ảnh chụp CLVT và khả năng tiên đoán độ nặng ở bệnh nhân TTP. Đối tượng và phương pháp: 112 TH TTP được chia thành hai nhóm TTP nguy cơ cao (TTP NCC) và không nguy cơ cao (TTP KNCC), so sánh điểm PESI, các biến số hình ảnh chụp CLVT. Kết quả: Nhóm TTP NCC có điểm PESI (175,78±39,94), điểm Qanadli (60,56±21,25), tỷ lệ ĐK TP/TT (2,39±0,80) cao hơn nhóm TTP KNCC với điểm PESI (76,60±25,27), điểm Qanadli (31,75±20,51), tỷ lệ ĐK TP/TT (1,01±0,29), (P < 0,05). Biến số ĐKTP, ĐKTT, bất thường vách liên thất cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm (P < 0,05). Các biến số còn lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm (P ≥ 0,05). Tỷ lệ ĐK TP/TT tương quan mạnh với điểm Qanadli (r = 0,520) và điểm PESI (r = 0,510), điểm Qanadli tương quan yếu với điểm PESI (r = 0,265). Diện tích dưới đường cong của điểm PESI cao nhất, đạt 0,998 (KTC 95%: 0,992-1,000), điểm cắt là 122,5, tỷ lệ ĐK TP/TT đạt 0,981 (KTC 95%: 0,953-1,000), điểm cắt là 1,339, điểm Qanadli đạt 0,851 (KTC 95%: 0,688-1,000), điểm cắt là 51,339. Tỷ lệ ĐK TP/TT là yếu tố dự báo TTP NCC (P < 0,05). Kết luận: Hình ảnh chụp CLVT có giá trị trong phân tầng nguy cơ TTP, cùng với điểm PESI. 2023-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/936 GIÁ TRỊ CỦA PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT Ở BỆNH NHÂN CARCINOMA DI CĂN HẠCH CỔ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT 2024-03-29T07:01:04+00:00 PHẠM THÀNH LUÂN dr.phamthanhluan@gmail.com Bs Đào Tiến Mạnh tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Cao Văn Khánh tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Phạm Viết Hoạt tapchidqyhhnvn@gmail.com Bs Vũ Văn Bắc tapchidqyhhnvn@gmail.com Mục đích: Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán tổn thương nguyên phát và đặc điểm của tổn thương nguyên phát ở những bệnh nhân (BN) ung thư di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: BN có chẩn đoán Ung thư di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát dựa trên những tiêu chuẩn phù hợp, được chụp PET/CT tại BVQY 175; Hồi cứu và tiến cứu. Kết quả: 59 bệnh nhân carcinoma di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát được chụp PET/CT, tuổi trung bình là 53.6±13.3. Có 38/59 BN (64.4%) phát hiện được u nguyên phát bằng PET/CT, tuy nhiên chỉ 32/38 bệnh nhân được xác nhận là ác tính (bằng giải phẫu bệnh). Có 5/59 bệnh nhân, PET/CT không gợi ý được tổn thương nhưng sau đó xác định được bướu nguyên phát bằng phương pháp khác. Độ nhạy và độ đặc hiệu của PET/CT lần lượt là 86.5%, 84.3%. Vị trí bướu nguyên phát trong 38 BN được gợi ý trên PET/CT chủ yếu tại vùng đầu cổ (85.7%). Kết luận: PET/CT là phương tiện chẩn đoán có giá trị cao trong gợi ý tổn thương nguyên phát cho nhóm bệnh nhân carcinoma di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát. U nguyên phát thường gặp nhất là ở vùng đầu cổ. 2024-03-31T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam