Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm <p>Tạp ch&iacute; Điện quang &amp; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam thuộc Hội Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam l&agrave; diễn đ&agrave;n trao đổi th&ocirc;ng tin khoa học v&agrave; hoạt động của chuy&ecirc;n ng&agrave;nh Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n tr&ecirc;n cả nước. Tạp ch&iacute; xuất bản 4 số tiếng Việt v&agrave; 1 số tiếng Anh/năm, đăng tải c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu khoa học, b&agrave;i tổng quan, b&agrave;i ca l&acirc;m s&agrave;ng hay cũng như c&aacute;c th&ocirc;ng tin hoạt động của Hội... tạo điều kiện trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa hội vi&ecirc;n Hội Điện quang v&agrave; Y học hạt nh&acirc;n Việt Nam v&agrave; c&aacute;c Hội chuy&ecirc;n ng&agrave;nh kh&aacute;c. Ban bi&ecirc;n tập rất mong nhận được sự cộng t&aacute;c viết b&agrave;i của c&aacute;c t&aacute;c giả cho Tạp ch&iacute;.</p> Hội Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam vi-VN Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 1859-4832 “BREAST CHECK” - GIẢI PHÁP SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ CÁ THỂ HOÁ CHO PHỤ NỮ VIỆT NAM https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1157 Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, tỷ lệ mắc trên toàn thế giới hiện tại là 23,8%, tỷ lệ tử vong là 15,4%. Ở Việt Nam, ung thư vú chiếm 28,9% tổng số ca ung thư ở nữ giới và chiếm 13,6% tổng số ca ung thư ở cả hai giới theo GLOBOCAN 2022. Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vú ở Việt Nam còn khá thấp, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao (8,3%). Sàng lọc và dự phòng chuyên sâu ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú, tăng khả năng điều trị thành công và giảm tỷ lệ tử vong. Với bối cảnh thực tế của Việt Nam và đặc điểm về nhân chủng học, thói quen đi kiểm tra sức khoẻ và khả năng tiếp cận các phương pháp sàng lọc, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đề xuất giải pháp cá thể hoá trong sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ Việt Nam thông qua gói sàng lọc “Breast Check”. Mục đích của bài viết này là để xây dựng một chương trình sàng lọc ung thư vú dễ thực hiện, khả thi và hiệu quả nhất cho phụ nữ Việt Nam. Ths Hoàng Trung Hiếu Ths Hà Thị Hiền Ths Văn Nữ Thuỳ Linh Ths Nguyễn Thị Thanh Nhi GS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy HOANG THI NGOC HA Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 4 12 10.55046/vjrnm.56.1157.2024 NGHIÊN CỨU ĐÔNG KHÔ BEVACIZUMAB VÀ ĐÁNH DẤU VỚI Tc-99m ĐỂ CHỤP HÌNH MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ UNG THƯ https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1236 Tóm tắt: Mục tiêu: Bevacizumab, kháng thể đơn dòng nhân hoá kháng VEGF, được nghiên cứu đông khô và đánh dấu với 99mTc để tạo thành 99mTc-bevacizumab dùng trong chụp hình khối ung thư. Mục đích của nghiên cứu là phát triển công thức và quy trình đông khô thuốc bevacizumab. Phương pháp: Bevacizumab được khảo sát đông khô theo hàm lượng các chất, pH, nhiệt độ và thời gian. Hợp chất đông khô được kiểm tra tính ổn định, đánh dấu với đồng vị phóng xạ 99mTc, kiểm tra độ tinh khiết hoá phóng xạ và độ bền. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bevacizumab được đông khô tạo thành dạng khô xốp, màu trắng, ở các điều kiện tối ưu như đệm phosphat 0,5 M, pH 7,4 ở nhiệt độ -40 ℃ và thời gian 24 giờ. Bevacizumab đông khô ổn định sau 6 tháng theo dõi. Độ tinh khiết hóa phóng xạ của 99mTc-bevacizumab đạt hơn 98 %, đạt vô khuẩn và nội độc tố vi khuẩn. Kết luận: Bevacizumab đã được điều chế dạng đông khô, có thể dùng để đánh dấu với 99mTc, đạt các chỉ tiêu về thuốc phóng xạ và có thể dùng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Thi Thu Nguyen ThS Nguyen Thi Khanh Giang ThS. Nguyễn Thị Ngọc ThS. Nguyen Thanh Binh ThS. Đặng Hồ Hồng Quang ThS. Nguyễn Thanh Nhan TS. Phạm Thành Minh Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 13 19 10.55046/vjrnm.56.1236.2024 Ứng dụng FDG PET/CT trong khảo sát đặc điểm hình ảnh ung thư thực quản https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1246 Đặt vấn đề: PET/CT là một phương tiện hữu hiệu trong chẩn đoán và theo dõi ung thư thực quản (UTTQ). Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh PET/CT với thuốc phóng xạ F-18 FDG (FDG PET/CT) ở bệnh nhân UTTQ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả những bệnh nhân UTTQ nguyên phát chưa điều trị đặc hiệu được ghi hình FDG PET/CT nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh các tổn thương và đánh giá tương quan giữa hoạt động chuyển hóa tổn thương nguyên phát thực quản với khả năng xâm lấn và di căn. Kết quả: Tổng cộng có 69 bệnh nhân UTTQ trong nghiên cứu, gồm 68 nam và 1 nữ với độ tuổi trung bình 59,6±7,5 (42-77) đã được chụp FDG PET/CT. PET/CT đã phát hiện được tất cả 76 tổn thương nguyên phát ở thực quản trong 69 bệnh nhân, thường gặp nhất là thực quản ngực đoạn 1/3 giữa với 29/76 tổn thương (38,2%) và ít nhất ở thực quản đoạn bụng với 2/76 tổn thương (2,6%). 14/76 tổn thương nguyên phát đã xâm lấn cơ quan lân cận, trong đó 5/76 tổn thương (6,6%) xâm lấn khí quản, 4/76 (5,3%) xâm lấn động mạch chủ ngực và 3/76 (3,9%) xâm lấn phổi. Các giá trị về chuyển hóa glucose tổn thương thực quản gồm giá trị hấp thu chuẩn tối đa maxSUV=16,1±7,5, giá trị hấp thu đỉnh peakSUV=12,6±6,1, giá trị hấp thu chuẩn trung bình meanSUV=6,5±2,6, tổng lượng chuyển hóa TLG=288,2±326,1 và thể tích chuyển hóa MTV= 41,1±41,6. 54/69 bệnh nhân có hạch vùng di căn (78,3%), trong đó 10% hạch ở cạnh phải khí quản đoạn cao, 8,5% hạch ở cạnh thực quản ngực đoạn trên và 8,5% hạch ở cạnh thực quản đoạn cổ. Giá trị về mức độ chuyển hóa glucose của hạch vùng di căn là maxSUV=9,9±5,9. PET/CT phát hiện 23/69 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương di căn xa, gồm 11/69 bệnh nhân di căn hạch xa (15,9%), 8/69 di căn xương (11,6%), 5/69 di căn phổi (8,7%) và 1/69 di căn gan (1,4%). Trong đó có 3 trường hợp bệnh nhân di căn đồng thời 2 cơ quan. Thể tích khối u chuyển hóa MTV có ý nghĩa tiên đoán khả năng xâm lấn cơ quan lân cận (p<0,05) với ngưỡng cắt tối ưu MTV≥36,68 cm3 (độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 71%, AUC=0,73). Ngoài ra, ngưỡng cắt tổng lượng chuyển hóa TLG ≥132,26 (độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 76%, AUC=0,71) và thể tích chuyển hóa MTV của khối u thực quản nguyên phát ≥17,47 cm3 (độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 65%, AUC=0,71) giúp tiên đoán khả năng di căn hạch vùng có ý nghĩa (p<0,05). Kết luận: Tổn thương ung thư thực quản thường biểu hiện tăng hoạt động chuyển hóa glucose trên hình ảnh FDG PET/CT. PET/CT có vai trò trong chẩn đoán vị trí tổn thương nguyên phát và phát hiện các tổn thương di căn. Hoạt động chuyển hóa glucose ở tổn thương ung thư thực quản có tương quan đến sự xâm lấn cơ quan lân cận của tổn thương và khả năng di căn hạch vùng. Từ khóa: PET/CT, FDG, ung thư thực quản. BS Ngô Văn Tấn BS Trần Minh Hoàng TS Nguyễn Xuân Cảnh BS Nguyễn Đình Hùng Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 20 30 10.55046/vjrnm.56.1246.2024 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA DI CĂN PHỔI BẰNG I-131 TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1250 Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn phổi điều trị I-131 tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu 45 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn phổi được chẩn đoán bằng xạ hình toàn thân và đánh giá kết quả điều trị bằng I-131 tại khoa Y học hạt nhân, bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 1/2018 đến 5/2024. Kết quả: Bệnh nhân UTTG thể biệt hóa di căn phổi có tuổi trung bình là 47,26 ± 15,75 tuổi, tỷ lệ nam nữ là 1/2,5. Thể giải phẫu bệnh chiếm chủ yếu là thể nhú với tỷ lệ 93,3%. Thyroglobulin lúc ngừng thuốc trung bình là 112,32 ± 154,7 ng/ml. Tổn thương trên xạ hình toàn thân với I-131 chủ yếu dạng tăng hoạt tính phóng xạ lan tỏa với tỷ lệ 77,8%. Bệnh nhân được điều trị nhiều lần với I-131, trung bình 3,75 lần và có tổng liều điều trị tích lũy 540 ± 193,73 mCi (150-970). Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn với I-131 chiếm 17,8%. Tỷ lệ đáp ứng không hoàn toàn và không xác định lần lượt là 64,44%, 17,8%. Tuổi và thyroglobulin kích thích là hai yếu tố có giá trị trong tiên lượng với đáp ứng điều trị I-131 ở bệnh nhân UTTG thể biệt hóa di căn phổi. Kết luận: Bệnh nhân UTTG thể biệt hóa di căn phổi được điều trị I-131 taị bệnh viện Ung bướu Nghệ An có tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 17,8, tỷ lệ đáp ứng không hoàn toàn, không xác định lần lượt là 64,44% và 17,8%. BS Nguyễn Văn Hội Mai Trọng Khoa TS Mai Hồng Sơn Ths. CK2 Nguyễn Ngọc Thắng Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 31 40 10.55046/vjrnm.56.1250.2024 ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN KINKI TRONG PHÂN CHIA DƯỚI NHÓM UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN GIAI ĐOẠN TRUNG GIAN https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1128 Mục tiêu: Ứng dụng tiêu chuẩn Kinki trong phân giai đoạn ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) giai đoạn trung gian. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 109 bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/2022 đến 08/2023. Chẩn đoán UTBMTBG theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2020. Phân giai đoạn trung gian theo BCLC 2012. Phân loại dưới nhóm UTBMTBG giai đoạn trung gian theo tiêu chuẩn Kinki. Đối chiếu chỉ định điều trị trên lâm sàng và theo khuyến cáo của BCLC và tiêu chuẩn Kinki. Kết quả: Tuổi trung bình: 64,2 ± 13 tuổi, nam/nữ: 7/1. Kích thước u trung bình: 8,9 ± 3,6 cm. Phân dưới nhóm 109 bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian (BCLC-B) theo tiêu chuẩn Kinki như sau: B1 n=21 (19,3%), B2 n=76 (69,7%), B3 n=12 (11%) trong đó B3a n=2 (1,8%), B3b n=10 (9,2%). Chỉ định điều trị trên thực tế lâm sàng bao gồm TACE (47,7%), phẫu thuật (22%), hóa trị (18,3%), nội khoa (9,2%), RFA (2,8%). Có 52,3% chỉ định điều trị nằm ngoài khuyến cáo BCLC 2012. Đối chiếu chỉ định điều trị trên lâm sàng và khuyến cáo của tiêu chuẩn Kinki nhận thấy: 100% bệnh nhân dưới nhóm B1; 76,4% bệnh nhân dưới nhóm B2 và 66,7% bệnh nhân dưới nhóm B3 có chỉ định điều trị trên thực tế tương ứng với khuyến cáo điều trị theo tiêu chuẩn Kinki. Kết luận: UTBMTBG giai đoạn trung gian không đồng nhất về các đặc điểm hình ảnh và chức năng gan. Chỉ định điều trị UTBMTBG trên thực tế không hoàn toàn giống với khuyến cáo của BCLC 2012. Cần phân loại chi tiết bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian theo tiêu chuẩn Kinki để tối ưu hoá chiến lược điều trị và cải thiện tiên lượng. ThS.BSNT Nguyễn Thị Thu Huyền ThS.BSCKII Nguyễn Anh Tuấn Lê Trọng Bỉnh Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 41 47 10.55046/vjrnm.56.1128.2024 TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VÀ KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TUYẾN TIỀN LIỆT VỚI ĐIỂM MÔ HỌC GLEASON TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1167 Mục tiêu: Tìm hiểu tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) với điểm Gleason (ĐG) và giá trị của chúng trong phân biệt ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) không và có ý nghĩa lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh với 162 trường hợp UTTTL. ADC trung bình tổn thương và mô đối chứng được đo dựa trên ROI. ADC chuẩn hóa (ADCch) được tính bằng cách chia ADC tổn thương cho mô đối chứng. Kết quả: ADC và ADCch tương quan nghịch mạnh với ĐG (ứng với r=-0,66 và r=-0,77; p<0,05), PSA và đậm độ PSA (đđPSA) tương quan thuận trung bình (ứng với r=0,35 và r=0,33; p<0,05). AUC phân biệt ĐG6 với ĐG>6 là 0,837 (ADC), 0,929 (ADCch), 0,701 (PSA) và 0,703 (đđPSA). Khi phân biệt ĐG≤7(3+4) với ĐG≥7(4+3), AUC thay đổi thành 0,847 (ADC), 0,914 (ADCch), 0,723 (PSA) và 0,731 (đđPSA). Với ngưỡng ADCch 0,47, phân biệt ĐG6 và ĐG>6 có độ chính xác 80,9%, độ nhạy 96,8% và độ đặc hiệu 76,7%. Tương tự, phân biệt ĐG≤7(3+4) với ĐG≥7(4+3) với cùng ngưỡng ADCch cho độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 87,0%, 87,3%, 86,9%. Kết luận: ADC cho thấy tương quan với ĐG mạnh hơn và ưu thế hơn PSA trong dự đoán độ ác của UTTTL. TS Phạm Thái Hưng Võ Ngọc Huy Thông PGS.TS Phạm Ngọc Hoa Trương Thị Phương Thảo Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 48 55 10.55046/vjrnm.56.1167.2024 Đặc điểm hình ảnh hẹp động mạch nội sọ trên cộng hưởng từ và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ, nguyên nhân của hẹp mạch máu não https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1256 Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm hẹp động mạch não trên cộng hưởng từ và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ, nguyên nhân của hẹp mạch não. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đơn trung tâm, thực hiện trên 104 bệnh nhân có hình ảnh hẹp động mạch nội sọ bằng cộng hưởng từ 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,71 ± 14,08, nhóm tuổi ≥60 chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tỉ lệ nam/nữa ~ 2,58:1. Trong tổng số 104 bệnh nhân nghiên cứu, 27 bệnh nhân (26%) có hẹp từ hai loại động mạch hẹp khác nhau trở lên. Bệnh lý hẹp mạch não thường gặp ở hệ tuần hoàn trước (66.4%), tỉ lệ HTHT:HTHS ~ 2:1. Tổn thương gặp nhiều nhất ở ĐMNG và ĐMCT, chiếm tỉ lệ tương ứng là 33,6% - 29,3%, ĐMNT ít tổn thương nhất (5/140; 3,6%). Ở HTHT, mức độ hẹp vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (33,6%; p=0,008), tỉ lệ tắc mạch tương đối cao trên những trường hợp hẹp mạch ở HTHS (38,2%; p=0.409). Tỉ lệ hẹp lệch tâm là nhiều nhất (79/140; 56,4%), theo sau là tắc mạch (39/140, 27,8%), hẹp đồng tâm (22/140; 15,8%) (p=0.135). Trong các yếu tố nguy cơ, THA làm tăng tỉ lệ hẹp mạch 2,840 lần (p = 0,031, CI 95% [1,099;7,340]) và tỉ lệ xơ vữa mạch tỉ lệ xơ vữa mạch lên 3,102 lần (p = 0,012 và CI 95% [1,254;7,675]). Nhóm xơ vữa là nguyên nhân chủ đạo gây hẹp, tắc mạch (0.52%); không xác định rõ nguyên nhân có tỉ lệ cao thứ hai (19.3%), tiếp theo là nguyên nhân co thắt mạch (15%), MoyaMoya (5.7%). Tổn thương nhu mô não có tỉ lệ cao nhất ở trường hợp hẹp, tắc mạch do xơ vữa (74%, p <0.05). Kết luận: Bệnh lý hẹp mạch não thường gặp ở hệ tuần hoàn trước, chủ yếu gặp ở ĐM cảnh trong và não giữa. Xơ vữa là nguyên nhân thường gặp của hẹp động mạch não ở cả hệ tuần hoàn trước và sau. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của hẹp động mạch não. Từ khóa: hẹp động mạch não, tắc động mạch não, cộng hưởng từ,… TS Nguyễn Quang Anh BS Trần Xuân Bách BS Đỗ Hải Hà Từ Ngọc Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 56 66 10.55046/vjrnm.56.1256.2024 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG KHÁNG TACE https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1283 Mục tiêu: So sánh và nhận xét đặc điểm hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan liên quan đến kháng nút mạch hoá chất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 71 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan và được điều trị nút mạch hoá chất ít nhất 2 lần đầu tiên trong thời gian từ 1/2022 đến 1/2024 tại Trung tâm Điện Quang Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm kháng TACE và không kháng TACE. Tiến hành so sánh và nhận xét đặc điểm nhân khẩu học, xét nghiệm và đặc điểm hình ảnh giữa hai nhóm để tìm ra yếu tố nguy cơ kháng TACE. Kết quả: Trong 71 bệnh nhân, có 31 bệnh nhân có tình trạng kháng TACE. Đặc điểm về tuổi, giới, yếu tố nguy cơ xơ gan, tình trạng xơ gan theo phân loại Child-Pugh không liên quan đến tình trạng kháng TACE. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sự phân bố khối u hai thuỳ (OR=4,049 CI 95% [1,323;9,267], p = 0,0018), > 1 khối u (OR=5,052 CI 95% [1,052;24,266], p = 0,043) và ngoài tiêu chí up-to-7 (OR=3,555 CI 95% [1,201;7,284], p = 0,026) liên quan đến khả năng kháng TACE, độ dự báo mô hình 74,6%. Kết luận: Đặc điểm hình ảnh phân bố u ở hai thuỳ gan, > 1 khối u và ngoài tiêu chí up-to-7 là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng khả năng kháng TACE. BS Đỗ Đăng Tân GS.TS Phạm Minh Thông BS Trịnh Hà Châu PGS Vũ Đăng Lưu Nguyễn Văn Công Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 67 74 10.55046/vjrnm.56.1283.2024 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA BỆNH NHÂN ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1273 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của đông cứng khớp vai nguyên phát trên cộng hưởng từ và mối tương quan giữa các đặc điểm này với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đông cứng khớp vai nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 40 BN được chẩn đoán đông cứng khớp vai trên lâm sàng và được chụp cộng hưởng từ khớp vai tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện E trong khoảng thời gian từ tháng 08/2023 đến 08/2024. Kết quả: Tổng số 40 BN gồm 21 nữ/19 nam; tuổi trung bình 60,74 (từ 42 đến 88); thời gian bị bệnh trung bình trước khi điều trị là 6,6 tháng (từ 3-18 tháng). Các dấu hiệu trên cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán đông cứng khớp vai bao gồm: tăng tín hiệu kèm dày bao hoạt dịch ngách nách, phù nề khoang gian đai xoay, mất tam giác mỡ dưới mỏm quạ, dày dây chằng quạ - cánh tay và dày dây chằng ổ chảo – cánh tay. Các dấu hiệu phù nề khoảng gian đai xoay, dày bao hoạt dịch ngách nách, mất tam giác mỡ dưới mỏm quạ hay gặp ở giai đoạn đầu (I, II) và giảm dần ở giai đoạn sau (III, IV) do liên quan đến tình trạng viêm, thường lan rộng trong giai đoạn đầu của đông cứng khớp vai. Kết luận: Cộng hưởng từ có vai trò quan trọng trong đánh giá các dấu hiệu lâm sàng và dự đoán các giai đoạn lâm sàng của bệnh đông cứng khớp vai. TS Đàm Thuỷ Trang GS.TS Phạm Minh Thông Phạm Kiều Huyền Trang Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 75 81 10.55046/vjrnm.56.1273.2024 THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG Ở TRẺ 14 THÁNG TUỔI : BÁO CÁO CA BỆNH HIẾM GẶP TẠI BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP HÀ NỘI https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1251 Mục đích: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, nguyên nhân và hình ảnh học của ca bệnh, sau đó so sánh với các ca bệnh hiếm tương tự được mô tả trong y văn. Giới thiệu chung: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng (TVĐĐTL) rất hiếm gặp ở trẻ em và có nguyên nhân chủ yếu do chấn thương. Ca lâm sàng: Chúng tôi báo cáo một trường hợp hiếm gặp được chẩn đoán TVĐĐTL ở trẻ 14 tháng tuổi với nguyên nhân viêm đĩa đệm đốt sống (VĐĐĐS). Cộng hưởng từ (CHT) cho thấy rách vòng xơ và thoát vị đĩa đệm L5-S1 ra sau thể cạnh trung tâm bên trái. Được khẳng định không có chấn thương, đây là một trong những ca bệnh trẻ tuổi nhất được báo cáo trong y văn có nguyên nhân do VĐĐĐS. Kết luận: So sánh với các trường hợp hiếm gặp tương tự trong y văn, ca bệnh trên cho thấy sự tương đồng về đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm hình ảnh học. Sự khác biệt ở chỉ số viêm và phim CHT có tiêm thuốc phù hợp với nguyên nhân nhiễm trùng do VĐĐĐS. BS Nguyễn Thế Hùng BS Đỗ Văn Tú BS Nguyễn Văn Khánh Bs Trần Thị Nga BS Nguyễn Minh Thúy Bs Cấn Văn Sáng Bạch Công Hưng Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 82 87 10.55046/vjrnm.56.1251.2024 BẤT THƯỜNG HỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI BÁN PHẦN VÀ BIẾN THỂ GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH NGỰC TRONG PHẢI: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG VÀ TRA CỨU Y VĂN https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1119 Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 56 tuổi có bất thường tĩnh mạch phổi bán phần bên phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới kết hợp với biến thể giải phẫu của động mạch ngực trong phải có chia nhánh tới thùy dưới phổi phải và vách liên thất sau; được chụp X quang phổi và Cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Vinmec Đà Nẵng. Qua trường hợp này chúng tôi bàn luận về bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi bán phần kết hợp với biến thể giải phẫu của động mạch ngực trong phải và tra cứu y văn. ThS BS Nguyễn Thanh Nam Cử nhân Trần Thị Thanh Thủy Nguyễn Hữu Xuân Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 88 93 10.55046/vjrnm.56.1119.2024 Can thiệp nội mạch 2 trường hợp giả phình mạch khổng lồ trong dò động mạch cảnh xoang hang https://vjrnm.edu.vn/index.php/vjrnm/article/view/1230 TÓM TẮT Giới thiệu ca bệnh: Dò động mạch cảnh xoang hang (DĐMCXH ) kèm giả phình mạch khổng lồ rất hiếm gặp theo y văn trên thế giới. Chúng tôi báo 2 ca bệnh đặc biệt của dò động mạch cảnh xoang hang với sự giãn lớn giả phình mạch khổng lồ vùng xoang hang, được điều trị can thiệp nội mạch (CTNM) thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ca 1 là bệnh nhân nam 38 tuổi, tiền sử chấn thương 20 năm vào viện vì đau đầu cấp, hình ảnh CT/DSA là DĐMCXH phải với giãn dạng khổng lồ giả phình vùng xoang hang KT# 61,9x57,8x56,7 mm, giãn lớn tĩnh mạch vỏ não, và điều đặc biệt là lỗ dò cấp máu qua động mạch thông trước và thông sau đối bên, trong khi đó động mạch cảnh trong phải tắc mạn tính tại gốc. CTNM tiếp cận lỗ dò từ động mạch đốt sống qua động mạch thông sau phải vào lỗ dò, tắc hoàn toàn lỗ dò bằng coils, bảo tồn động mạch cảnh trong trên lỗ dò. Ca 2 là bệnh nhân trẻ nam 20 tuổi, tiền sử chấn thương 1 năm, vào viện vì chảy máu mũi lượng nhiều. Hình ảnh MRI/DSA là DĐMCXH phải với giãn dạng khổng lồ giả phình vùng xoang hang hàm mặt phải KT# 98,8x87,7x96,7 mm, kèm giả phình nhỏ cạnh vị trí lỗ dò, với huyết khối chiếm phần lớn bên trong giả phình. Làm test tắc động mạch cảnh cùng bên giả phình ghi nhận bàng hệ động mạch thông trước và thông sau tốt. CTNM tiếp cận tắc vị trí ngay lỗ dò và động mạch cảnh vị trí tương ứng bằng coils. Cả hai ca bệnh có diễn tiến sau can thiệp tốt và xuất viện sau đó 3 ngày. Từ khóa: giả phình mạch, can thiệp nội mạch, dò động mạch cảnh xoang hang. Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn Nguyễn Văn Tiến Bảo Phạm Đăng Tú LÊ VĂN KHOA Copyright (c) 2024 Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam 2024-11-30 2024-11-30 56 94 99 10.55046/vjrnm.56.1230.2024