1. Tôn chỉ, mục đích

Giới thiệu, đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, bài tổng quan, ca lâm sàng hay cũng như các thông tin hoạt động của Hội... tạo điều kiện trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa hội viên Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam và các Hội chuyên ngành khác.

2. Chức năng

Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam có chức năng là diễn đàn trao đổi thông tin khoa học và hoạt động của chuyên ngành Điện quang và Y học hạt nhân trên cả nước. đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, bài tổng quan, bài ca lâm sàng hay cũng như các thông tin hoạt động của Hội... tạo điều kiện trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa hội viên Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam và các Hội chuyên ngành khác.

3. Nhiệm vụ

a) Cung cấp thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực Y tế nói chung, và chẩn đoán hình ảnh nói riêng trên phạm vi toàn quốc.
b) Cung cấp thông tin góp phần nâng cao kiến thức khoa học cho cán bộ y tế, học viên đại học, sau đại học của ngành Chẩn đoán hình ảnh.
c) Tổ chức diễn đàn trao đổi trên Tạp chí, góp phần định hướng dư luận xã hội về những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. Tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các cán bộ đang công tác trên lĩnh vực cận lâm sàng, các nhà khoa học, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như quần chúng nhân dân trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đề xuất ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan.

đ) Khai thác tin bài, biên tập và đăng tải trên Tạp chí, cung cấp, chuyển tải tới cộng đồng những thông tin, nội dung có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam ở trong nước và trên thế giới nhằm:

+ Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước; thông tin những tiến bộ khoa học về cận lâm sàng, các kỹ thuật mới trong chuyên nghành chẩn đoán hình ảnh.

+ Tổ chức thẩm định các bài báo viết về cận lâm sàng, điều trị, hướng dẫn dự phòng các lĩnh vực có liên quan được đăng tải trên Tạp chí.

h) Tổ chức các hoạt động Hội nghị, Hội thảo và xuất bản các sản phẩm truyền thông về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh; tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Tạp chí và các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam
i) Quản lý cán bộ, nhân viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của Tạp chí theo quy định của Luật lao động và Luật báo chí.
k) Hợp tác Quốc tế: Trao đổi thông tin, hợp tác với các báo, tạp chí; Tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo; cử cán bộ, phóng viên tham dự các lớp nâng cao năng lực nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh trong khu vực và thế giới, trên cơ sở kế hoạch hợp tác quốc tế hằng năm của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

4. Đối tượng phục vụ

Tạp chí phát hành rộng rãi đến các hội viên và các đối tượng bạn đọc quan tâm ở trong nước và ngoài nước bao gồm:

Các bác sĩ, Kĩ thuật viên, học viên đại học và sau đại học đang làm việc, học tập trên lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh từ trung ương đến các địa phương, đơn vị cơ sở.

5. Phương thức, phạm vi phát hành

- Phát hành qua Bưu điện và tự phát hành.

6. Chu kỳ phát hành tạp chí

Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam xuất bản 4 số tiếng Việt và 1 số tiếng Anh/năm

7.  Tên và địa chỉ thành viên của Ban biên tập

 8. Quy trình phản biện

9. Cam kết bảo mật

Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam cam kết thực hiện và tuân thủ các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. Các thông tin mà người dùng nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống quản lý xuất bản trực tuyến của tạp chí, chỉ được sử dụng vào các mục đích thuộc phạm vi xuất bản của tạp chí và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ  bên thứ ba nào khác, hay dùng vào mục đích nào khác. 

10. Đạo đức nghiên cứu

Các nghiên cứu phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ. Để được xuất bản, các bài báo đều được phản biện đánh giá theo quy trình chặt chẽ và khoa học mà tạp chí đã đề ra. Do đó điều quan trọng là phải thống nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập, người bình duyệt nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ. 

11. "Kiểm tra tài liệu"- 1 công cụ hữu ích chống đạo văn, sao chép tài liệu

Bên cạnh khía cạnh chất lượng của đề tài, luận văn, một vấn đề khác có liên quan là tình trạng đạo văn đang xảy ra ở nhiều nơi. Đây cũng là vấn đề mà nhiều trường đại học, học viện trong cả nước quan tâm đến trong thời gian gần đây.

Khi áp dụng việc kiểm tra trùng lặp trong đào tạo, nghiên cứu, các thầy cô và đơn vị đào tạo có thể đạt được nhiều lợi ích lớn:

+ Giảm thiểu những sự cố xảy ra do lỗi của người học: Mặc dù người vi phạm việc đạo văn là các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh nhưng nếu sự việc xảy ra và được phát hiện, các thầy cô hướng dẫn, hội đồng phản biện và đơn vị đào tạo cũng bị ảnh hưởng. Trước hết là uy tín của thầy cô và nhà trường cũng như niềm tin vào chất lượng đào tạo, giảng dạy của đơn vị bị ảnh hưởng.

+ Nâng cao ý thức tự giác, chủ động và sáng tạo của người học: Nếu không có các quy định và công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra đạo văn, người học có thể chưa ý thức được hành vi sao chép của mình là sai phạm. Ngược lại, với quy định rõ ràng và công cụ hỗ trợ, người học sẽ chủ động kiểm soát việc sao chép của bản thân và viết luận văn dựa trên những tìm hiểu nghiên cứu của riêng mình.

Nhận thấy được nhu cầu trên, phần mềm "Kiểm tra tài liệu" (KTTL) đã được Công ty Cổ phần Metis phát triển để đồng hành và hỗ trợ thầy cô và đơn vị đào tạo trong việc kiểm tra trùng lặp, chống đạo văn. Những tính năng mà KTTL hỗ trợ cho các thầy cô bao gồm: kiểm tra trùng lặp, kiểm tra chính tả và xuất báo cáo kết quả.

Kiểm tra trùng lặp: Hệ thống sẽ phân tích và đối chiếu nội dung tài liệu với các nguồn cơ sở dữ liệu tìm kiếm và đưa ra báo cáo chi tiết cho người dùng.

“Kiểm tra tài liệu” – 1 công cụ hữu ích chống đạo văn, sao chép tài liệu ảnh 1

Kiểm tra chính tả: Hệ thống sẽ đưa ra chính tả và gợi ý sửa lỗi cho tài liệu.

“Kiểm tra tài liệu” – 1 công cụ hữu ích chống đạo văn, sao chép tài liệu ảnh 2

Báo cáo kết quả: Người dùng có thể xuất báo cáo kết quả chi tiết ra định dạng PDF để chia sẻ, in ấn.

“Kiểm tra tài liệu” – 1 công cụ hữu ích chống đạo văn, sao chép tài liệu ảnh 3

Những ưu điểm của KTTL khi so sánh với các phần mềm nước ngoài khác:

+ Tối ưu xử lý tiếng Việt: Nhiều phần mềm nước ngoài kiểm tra theo từ, chỉ cần một vài từ trùng nhau cũng bị đánh giá là trùng lặp khiến tỷ lệ phát hiện nhầm cao và điểm trùng lặp cao hơn thực tế. Phần mềm KTTL được xây dựng với tiếng Việt, xử lý theo câu, đoạn, do đó kết quả kiểm tra trùng lặp đưa ra phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt.

+ Dữ liệu đa dạng, phong phú: Bao gồm dữ liệu Internet từ các trang tạp chí khoa học, nguồn chia sẻ tài liệu, tri thức, thư viện mở của các trường,… Bên cạnh đó, với việc triển khai hệ thống riêng, các đơn vị có thể tự bổ sung thêm tư liệu nội sinh của mình và chia sẻ với đơn vị khác. Các dữ liệu nội sinh được mã hóa và đảm bảo bảo mật.

+ Bảo mật dữ liệu: Tài liệu của người dùng tải lên được bảo mật và đảm bảo chỉ được sử dụng đúng mục đích của người dùng. Hệ thống cam kết không chia sẻ dữ liệu cho bên thứ ba nào khác và cũng không tự ý đưa tài liệu của người dùng vào cơ sở dữ liệu hay sử dụng cho các mục đích khác.

+ Triển khai linh hoạt: Phần mềm đáp ứng được mọi nhu cầu kiểm tra tài liệu từ nhỏ đến lớn.