ĐỐI VỚI BÀI VIẾT LÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phần chính bài gửi đăng viết bằng tiếng Việt, khổ giấy A4, font chữ Time New Roman cỡ chữ 12, cách dòng 1,2.
Bài không quá 8 trang (kể cả bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo...).
Trình tự các phần trình bày: Đầu đề: ngắn gọn, không quá 2 dòng, chữ in đậm, font chữ 16.
Họ tên tác giả, nơi làm việc, không ghi chức danh, học vị, email của tác giả đầu tiên.
Tóm tắt tiếng Việt: ngắn gọn các phần giới thiệu, mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, kết quả, kết luận.
Cuối cùng đưa ra một số từ khoá (dưới 6 từ). Chữ nghiêng, không quá 250 chữ.
Nội dung gồm các phần sau, được đánh số La Mã từ I (dưới đó là: 1.1;1.2;...):
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: gồm mục tiêu nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV. BÀN LUẬN (có thể gộp cả 2 phần thành kết quả nghiên cứu và bàn luận).
V. KẾT LUẬN
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO (không đánh số La Mã):
Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số, không theo tên tác giả và năm. Mỗi bài báo nên có từ 10 đến 15 tài liệu tham khảo, trừ bài tổng quan. Tài liệu được tập hợp và sắp xếp theo trình tự trích dẫn và phải được trích dẫn trong bài báo. Các tài liệu tham khảo phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Hạn chế dùng luận văn, luận án, sách giáo khoa và website làm tài liệu tham khảo
Tóm tắt bằng tiếng Anh, từ khoá
ĐỐI VỚI BÀI TỔNG QUAN
TÊN BÀI BÁO
(Chữ in hoa, ngắn gọn, tối đa 20 từ nhưng thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt)
Tóm tắt: Nêu khái quát chủ đề tổng quan, mục đích của bài viết và cách thu thập xử lý tài liệu tham khảo, triển vọng nghiên cứu và kết luận. Tóm tắt được trình bày trong một đoạn văn không quá 200 từ.
Từ khoá: thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, tối đa 6 từ hoặc cụm từ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu rõ vấn đề tổng quan và lý do dẫn đến việc tổng quan chủ đề nghiên cứu, ý nghĩa của việc tổng quan chủ đề nghiên cứu, quan điểm và cách tiếp cận của tác giả khi tổng quan vấn đề.
II. NỘI DUNG TỔNG QUAN
Có thể phân thành các tiểu mục tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả, cần có những nhận định chỉ ra xu hướng nghiên cứu trong tương lai của chủ đề đã tổng quan. Tác giả cần chú ý việc ưu tiên những tài liệu được công bố trong thời gian gần nhất so với thời điểm viết bài tổng quan.
III. KẾT LUẬN
Nêu rõ bài tổng quan đã cung cấp được những thông tin gì, có đạt được mục tiêu đề ra của bài tổng quan không và trình bày triển vọng nghiên cứu tiếp theo của chủ đề đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác giả viết bài tổng quan được trả nhuận bút theo quy định của Ban biên tập và không phải nộp lệ phí xét duyệt bản thảo.
ĐỐI VỚI BÀI CA LÂM SÀNG
- Chưa đăng tải trên bất kỳ ấn phẩm nào.
- Viết dưới dạng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chia sẻ thông tin, kỹ năng nghề nghiệp.
- Hướng tới đối tượng bạn đọc là các y, bác sĩ, kĩ thuật viên chuyên ngành Điện quang và Y học hạt nhân, nhấn mạnh tính thực tiễn, ưu tiên lý giải những bất cập và các vấn đề gặp phải, nhấn mạnh phương án tối ưu trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Bài từ 2000 - 3000 chữ, cách viết ngắn gọn, chú trọng đi sâu vào chuyên môn.
TÊN BÀI BÁO
(Chữ in hoa, ngắn gọn, tối đa 20 từ nhưng thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt)
PHẦN TÓM TẮT: cần thể hiện tình huống phát hiện, sơ lược quá trình phát hiện, chẩn đoán, xử trí và kết quả điều trị của trường hợp bệnh. Tóm tắt được trình bày bằng một đoạn văn và không quá 200 từ. Từ khoá: thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, tối đa 6 từ hoặc cụm từ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giới thiệu để độc giả hiểu rõ ca bệnh, biết được lợi ích khi đọc được thông tin của ca bệnh.
II. GIỚI THIỆU CA BỆNH Mô tả hoàn cảnh phát hiện ca bệnh, kế hoạch, quy trình quản lý và điều trị, kết quả điều trị.
III. BÀN LUẬN Trình bày những lý giải về hoàn cảnh phát sinh ca bệnh và kết quả thu được.
IV. KẾT LUẬN Cần nêu rõ ràng kết luận chính rút ra từ ca bệnh, giải thích rõ tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng, đóng góp cho y học và tiền đề cho những nghiên cứu/tiến bộ y học trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú ý:
- Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành chính xác, có tính khoa học.
- Hội viên Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam được đăng bài miễn phí.
- Bản thảo bài viết được đăng hay không đều không được trả lại.
- Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung và tính xác thực của bài viết trước Ban biên tập, công luận, luật báo chí và quyền tác giả.