Đặc điểm hình ảnh CHT 4 ca teo đường mật bẩm sinh thể có nang giống u nang ống mật chủ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: mô tả các dấu hiệu có ý nghĩa, giúp chẩn đoán phân biệt giữa teo đường mật bẩm sinh thể có nang với những trường hợp u nang ổng mật chủ ở trẻ nhỏ trên phim chụp cộng hưởng từ gan mật.
Phương pháp nghiên cứu: trình bày 4 ca bệnh đã được chẩn đoán theo dõi teo đường mật bẩm sinh thể có nang dựa trên lâm sàng, siêu âm và kết quả cộng hưởng từ, đã được phẫu thuật, được chụp đường mật trong mổ xác định chẩn đoán teo đường mật thể có nang và có kết quả giải phẫu bệnh. Cả 4 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ gan- mật trước phẫu thuật.
Kết quả: cả 4 bệnh nhân có gan to, túi mật có kích thước trong giới hạn bình thường, thành méo mó không đều và thông trực tiếp với nang rõ rệt. Đường kính các nang dịch vùng rốn gan ở cả 4 ca đều trên 10mm. Cả 4 ca trước mổ được chẩn đoán là teo đường mật bẩm sinh Type III thể có nang dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ đường mật, tuy nhiên có 1 bệnh nhân được chẩn đoán trong mổ là Type I. Có 2 trường hợp có dấu hiệu dải xơ vùng rốn gan dương tính.
Kết luận: cộng hưởng từ với các chuỗi xung cơ bản kết hợp với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đường mật cho phép đánh giá tốt một cách khách quan về đường mật, túi mật, giúp chẩn đoán phân biệt tốt giữa u nang ống mật chủ và teo đường mật bẩm sinh thể có nang ở trẻ nhỏ.
Từ khóa
teo đường mật bẩm sinh, Biliary atresia, cystic biliary atresia
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Gary R. Schooler MD, 2018, ‘Cystic biliary atresia: A distinct clinical entity that may mimic choledochal cyst’, Radiology Case Reports 13, 415 – 418
3. TE Herman and MJ Siegel, 2007, ‘ choledochal cyst’, Journal of Perinatology, 27, 453–454
4. Lu-yao Zho et al, 2015, ‘Optimizing the Us Diagnosis of Biliary atresia with a Modified Triangular cord Thickness and gallbladder classification’, Radiology 2015; 277, 181–191
5. Meriam Koob, 2017, ‘The porta hepatis microcyst: an additional sonographic sign for the diagnosis of biliary atresia’, European Radiology, 27, 1812–1821
6. Lu-Yao Zhou, 2012, ‘Objective Differential Characteristics of Cystic Biliary Atresia and Choledochal Cysts in Neonates and Young Infants ‘, J Ultrasound Med, 31, 833–841
7. By Seok Joo Han, 2002, ‘Magnetic Resonance Cholangiography for the Diagnosis of Biliary Atresia’, Vol 37, No 4, 599-604
8. Bo Liu, 2014, ‘Three-Dimensional Magnetic Resonance, Cholangiopancreatography for the Diagnosis of Biliary Atresia in Infants and Neonates’, PLOS ONE, Volum 9, Issue 2, e88268
9. X Wang et al, 2014, ‘A Retrospective Study Between Type I Cystic Biliary Atresia and Infantile Choledochal Cyst at a Tertiary Centre ‘, HK J Paediatr (new series), 19:175-180
10. Madhavi Nori, 2013 ‘Extrahepatic biliary atresia with choledochal cyst: Prenatal MRI predicted and post natally confirmed: A case report’, Indian J Radiol Imaging, 23(3), 238–242