Vỡ túi giả phình khổng lồ tâm thất trái: báo cáo 1 trường hợp hiếm gặp tại Bệnh Viện Bạch Mai.

Lê Thị thùy Liên1,, Nguyễn Khôi Việt1, Nguyễn Ngọc Tráng1, Nguyễn Thị Huyền1, Nguyễn Thị Xuân1, Nguyễn Công Tiến1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giả phình tâm thất trái (LV PA) được định nghĩa là vỡ thành tự do của tâm thất trái được chứa bởi mô màng ngoài tim liền kề. Biến chứng hiếm gặp này thường gặp nhất sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Phẫu thuật thường được đảm bảo để tránh tiến triển thành vỡ tự phát, có khả năng dẫn đến chèn ép tim và tử vong. Chụp cộng hưởng từ tim là phương thức được lựa chọn để mô tả đặc điểm hình thái và chức năng tâm thất trái. Sự phân biệt chính xác giữa túi giả phình và túi phình thực sự là rất quan trọng, vì việc quản lý và tiên lượng khác nhau đáng kể giữa 2 bệnh lý.


Chúng tôi trình bày  một trường hợp lâm sàng bệnh nhân nam 34 tuổi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và giả phình thất trái (PA). Bệnh  sốt và ho liên tục trong 5 ngày trước vào viện, không điều trị. BN đau ngực và mệt nhiều. Siêu âm tim thấy túi phình thất trái thành bên kt 40x27mm. Cấy đờm có nhiễm Aspergillus flavus. XN Covid- 19 âm tính.  Sau 4 ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột ngừng tim, ngừng thở, mất ý thức. BN được chỉ định mổ cấp cứu vá tim. Sau mổ, bn được chụp cắt lớp vi tính động mạch vành loại trừ tổn thương nhồi máu cơ tim. Chụp MRI đánh giá hình thái túi phình cho thấy một PA khổng lồ kích thước 66x48x36mm. Các phương pháp điều trị được lựa chọn cho trường hợp mắc bệnh lý hiếm gặp này là phẫu thuật cắt bỏ PA, vá lỗ thủng, giúp bệnh nhân hồi phục dần dần. Trong trường hợp này, chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời dẫn đến tiên lượng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jiun Tuan, Farhad Kaivani, and Hilary Fewins. Left ventricular pseudoaneurysm. European Journal of Echocardiography (2008) 9, 107–109. doi:10.1016/j.euje.2007.03.043.
2. Abdelaali Yahya Mourabiti, Badre Eddine Alami, Zineb Bouanani, Meryem Sqalli Houssaini, Nizar El Bouardi, Meriem Haloua. A case of a giant left ventricular pseudoaneurysm. Radiology Case Reports. Volume 16, Issue 10, October 2021, Pages 2920-2923. https://doi.org/10.1016/j.radcr. 2021.07.006
3. Reza Reyaldeen, MBBS, Colin Jeffries, DDM, Desmond Hardman, BA App Sci, Prasad Challa, MBBS, FRACP, and Arun Dahiya, MBBS, FRACP. Multimodality Imaging in a Case of Chronic Massive Left Ventricular Pseudoaneurysm. Bulges from vessels and ventrical, Volume 2, issue 3, P96-98, June 2018. https://doi. org/10.1016/j.case.2017.11.003.
4. Eli Konen, MD Naeem Merchant, MD Carlos Gutierrez, MD Yves Provost, MD Linda Mickleborough, MD Narinder S. Paul, MD Jagdish Butany, MD, FRCPC. True versus False Left Ventricular Aneurysm: Differentiation with MR Imaging—Initial Experience. Radiology 2005; 236:65–70. Doi: 10.1148/radiol.2361031699
5. Basak Kumbasar , Katherine C. Wu , Ihab R. Kamel , João A. C. Lima , David A. BluemkeLeft Ventricular True Aneurysm: Diagnosis of Myocardial Viability Shown on MR. AJR 2002;179:472–474.
6. Alexandre Caldeira, MD Diogo Albuquerque, MD Marta Coelho. Left Ventricular Pseudoaneurysm Imagiologic and Intraoperative Images. Circ Cardiovasc Imaging. 2019;12:e009500. DOI: 10.1161/CIRCIMAGING.119.
7. Navjyot Kaur , Prashant Panda , Anil Kumar Choudhary, Yash Paul Sharma. Left ventricular pseudoaneurysm: imaging. Case Rep 2021;14:e243913. doi:10.1136/bcr-2021-243913.
8. Alejandro Zuluaga Santamaría, Natalia Aldana S, Sebastián Bustamante, Carolina Gutiérrez, Valentina Grand, María Paulina. Aneurysms, Pseudoaneurysms and Diverticula. Rev. Colomb. Radiol. 2017; 28(1): 4593-9.