GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DUPLEX TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Đổ Ngọc Cường1, , Nguyễn Vũ Đằng1, Nguyễn Thị Xuân Mai1, Nguyễn Hoàng Thuấn1, Đoàn Dũng Tiến1, Nguyễn Hoàng Ẩn1, Phạm Quách Trân Trân1, Nguyễn Trần Như Ngọc1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ là một trong những nguyên nhân chính của đột quỵ nhồi máu não, ước tính gây ra khoảng 8 - 15% các ca nhồi máu não. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý này góp phần giúp bác sĩ lâm sàng có tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Siêu âm duplex là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, rẻ tiền giúp chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm siêu âm duplex và đánh giá giá trị của siêu âm duplex trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu, phân tích mô tả cắt ngang trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2023.


Kết quả : Triệu chứng lâm sàng phổ biến của nhồi máu não là yếu/liệt nửa người (95,3%) và liệt mặt trung ương (62,5%). Bệnh nhân nhồi máu não có hẹp/tắc động mạch cảnh trong ngoài sọ chiếm tỉ lệ 62,5%. Siêu âm duplex có giá trị cao trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong ngoài sọ với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 96,6%, 99,0%, 98,4%, 96,6% và 99,0%, độ đồng thuận rất cao (k = 0,955, 95% CI = 0,894 - 1, p < 0,001) khi độ hẹp ≥ 50%, với mức hẹp ≥ 70%, giá trị lần lượt là 92,3%, 99,1%, 98,4%, 92,3% và 99,1%, độ đồng thuận cũng rất cao (k = 0,914, 95% CI = 0,796 - 1, p < 0,001) so với DSA. Siêu âm duplex và DSA có mối tương quan chặt chẽ trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong ngoài sọ (Spearman’s rs = 0,728, 95% CI: 0,632 - 0,803, p < 0,001).


Kết luận : Siêu âm duplex là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, rẻ tiền, có độ an toàn và chính xác cao trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, có thể sử dụng như một công cụ sàng lọc ban đầu phân loại hẹp và/hoặc như một phương pháp chẩn đoán xác định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Duy Tôn. Kết quả ban đầu nghiên cứu đột quỵ đa trung tâm tại Việt Nam. Hội nghị đột quỵ quốc tế 2022: “Thách thức và cơ hội”, Hà Nội, 05/11/2022.
2. Krawisz A. K., Carroll B. J. and Secemsky E. A. Risk-Stratification and Management of Extracranial Carotid Artery Disease. Cardiology clinics. 2021; 39(4): 539-549.
3. Gaitini D. and Soudack M. Diagnosing carotid stenosis by Doppler sonography: state of the art. Journal of ultrasound in medicine : official journal of the American Institute of Ultrasound in Medicine. 2005; 24(8): 1127-1136.
4. Haverich A. and Boyle E.C., Haverich A. và Boyle E. C. dịch. Atherosclerosis Risk Factors. Springer. 2019. 9-45.
5. Ismail A., Ravipati S., Gonzalez-Hernandez D., Mahmood H., Imran A., Munoz E.J., et al. Carotid Artery Stenosis: A Look Into the Diagnostic and Management Strategies, and Related Complications. Cureus. 2023; 15(5): 1-16.
6. Intersocietal Accreditation Commission (IAC). IAC Vascular Testing White Paper on Carotid Stenosis Interpretation Criteria. 2014: 1-2.
7. Grant E. G., Benson C. B., Moneta G. L., Alexandrov A. V., Baker J. D., Bluth E. I., et al. Carotid Artery Stenosis: Gray-Scale and Doppler US Diagnosis - Society of Radiologists in Ultrasound Consensus Conference. Radiology. 2003; 229(2): 340-346.
8. Barnett H.J.M., Taylor D.W., Haynes R.B., Sackett D.L., Peerless S.J., G G Ferguson G.G., et al. Beneficial effect of carotid endarterectomy in symptomatic patients with high-grade carotid stenosis. The New England journal of medicine. 1991; 325(7): 445-453.
9. Harris M. and Taylor G. Medical Statistics Made Easy. 4th Edition. United Kingdom: Scion; 2021: 49-53.
10. Peacock J.L. and Peacock P.J. Oxford Handbook of Medical Statistics. Second edition. United Kingdom: Oxford University Press; 2020: 405-438.
11. Nguyễn Hoàng Ngọc. Nghiên cứu thực trạng hẹp động mạch cảnh ở bệnh nhân nhồi máu não và hẹp động mạch cảnh không triệu chứng bằng siêu âm doppler. Luận văn Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y; 2002.
12. Phùng Đức Lâm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương hệ động mạch cảnh trong ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Luận văn Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y; 2017.
13. Brott T.G., Hobson R.W., Howard G., Roubin G.S., Clark W.M., Brooks W., et al. Stenting versus endarterectomy for treatment of carotid-artery stenosis. New England Journal of Medicine. 2010; 363(1): 11-23.
14. Trần Nguyễn Phương Hải. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp qua da. Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108; 2018.
15. Đỗ Quang Huân. Cao huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học; 2010: 43-48.
16. Wei L.M., Zhu Y.Q., Bao Y.Q., Lu H.T., Zhang P.L., Zhao Y.W., et al. Atherosclerosis in intracranial or extracranial vessels in diabetic patients and the association with stroke subtype. Quantitative Imaging in Medicine and Surgery. 2019; 9(6): 960-967.
17. Holt R.I.G., Cockram C.S., Flyvbjerg A. and Goldstein B.J. Textbook of Diabetes. Fifth edition. United Kingdom: Wiley-Blackwell; 2016: Pathogenesis of Macrovascular Complications in Diabetes, 611-628.
18. Kiriyama H., Kaneko H., Itoh H., Yoshida Y., Nakanishi K., Mizuno Y., et al. Effect of cigarette smoking on carotid artery atherosclerosis: a community-based cohort study. Heart and Vessels. 2019; 35(1): 22-29.
19. Hahad O., Kuntic M., Kuntic I., Daiber A. and Münzel T. Tobacco smoking and vascular biology and function: evidence from human studies. Pflugers Archiv : European journal of physiology. 2023; 475(7): 797-805.
20. McColgan P., Bentley P., McCarron M. and Sharma P. Evaluation of the clinical utility of a carotid bruit. QJM: An International Journal of Medicine. 2012; 105(12): 1171-1177.
21. AbuRahma A. F., Avgerinos E. D., Chang R. W., Darling R. C., Duncan A. A., Forbes T. L., et al. The Society for Vascular Surgery implementation document for management of extracranial cerebrovascular disease. Journal of Vascular Surgery. 2022; 75(1): 26S-98S.
22. Henry J. C., Kiser D. and Satiani B. A Critical Evaluation of Carotid Duplex Scanning in the Diagnosis of Significant Carotid Artery Occlusive Disease. Advances in Vascular Medicine. 2015: 1-6.
23. Cui H., Yan R., Zhai Z., Ren J., Li Z., Li Q. and Wang S. Comparative analysis of 3D time-resolved contrastenhanced magnetic resonance angiography, color Doppler ultrasound and digital subtraction angiography in symptomatic carotid stenosis. Experimental and Therapeutic Medicine. 2018; 15(2): 1654-1659.