BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỚM CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TIẾN TRIỂN TẠI CHỖ BẰNG TRUYỀN LIPIODOL KẾT HỢP CISPLATIN VÀ 5FU LIỀU THẤP QUA CỔNG TRUYỀN HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH GAN

Nguyễn Thị Hiểu1, Ngô Lê Lâm2, , GS Phạm Minh Thông3, Nguyễn Duy Anh2
1 Bệnh viện K
2 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện K Trung Ương
3 Bộ môn chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phương pháp đặt cổng truyền hóa chất động mạch gan bằng phác đồ Lipiodol kết hợp với Cisplatin và 5 FU trên bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển tại chỗ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện  can thiệp lâm sàng tiến cứu, có theo dõi dọc trên đối tượng là 10 BN UTBMTBG giai đoạn tiến triển. Mỗi bệnh nhân được đặt cổng truyền hoá chất dưới da phục vụ truyền hoá chất động mạch gan. Phác đồ điều trị bao gồm Lipiodol, Cisplastin và 5FU. Sau 1 tháng điều trị, các bệnh nhân được thăm khám, chụp CLVT và phân loại đáp ứng thành đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh ổn định và bệnh tiến triển theo tiêu chuẩn mRECIST.


Kết quả: 6 BN (60%) có đáp ứng sớm sau điều trị, trong đó 1 BN (10%) có đáp ứng hoàn toàn và 5BN (50%) đáp ứng một phần. Một bệnh nhân có bệnh tiến triển sau điều trị, và 2 bệnh nhân bệnh ổn định. Kích thước phần ngấm thuốc của khối u giảm từ 102±41mm xuống còn 83±53mm, có ý nghĩa thống kê với p <0.05. Ngoài ra, HKTMC thoái triển trên 2 BN, và chức năng gan được cải thiện trên 2 BN. Có 3 BN xuất hiện biến chứng, bao gồm nhiễm trùng, tụ máu, tắc và vỡ cổng truyền.


Kết luận: Truyền hoá chất động mạch gan với phác đồ Lipiodol kết hợp Cisplastin và 5FU đạt tỷ lệ đáp ứng sớm cao, có thể gây thoái triển HKTMC và cải thiện chức năng gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 71(3), 209–249.
2. Nguyen-Dinh S.-H., Do A., Pham T.N.D., et al. (2018). High burden of hepatocellular carcinoma and viral hepatitis in Southern and Central Vietnam: Experience of a large tertiary referral center, 2010 to 2016. WJH, 10(1), 116–123.
3. The Treatment of Hepatocellular Carcinoma With Portal Vein Tumor Thrombosis | American Society of Clinical Oncology Educational Book. , accessed: 11/12/2023.
4. Reig M., Forner A., Rimola J., et al. (2022). BCLC strategy for prognosis prediction and treatment recommendation: The 2022 update. J Hepatol, 76(3), 681–693.
5. Sun J.-X., Shi J., Li N., et al. (2016). Portal vein tumor thrombus is a bottleneck in the treatment of hepatocellular carcinoma. Cancer Biology & Medicine, 13(4), 452.
6. Iwamoto H., Niizeki T., Nagamatsu H., et al. (2022). The Clinical Impact of Hepatic Arterial Infusion Chemotherapy New-FP for Hepatocellular Carcinoma with Preserved Liver Function. Cancers (Basel), 14(19), 4873.
7. Arterial Chemotherapy of Oxaliplatin Plus Fluorouracil Versus Sorafenib in Advanced Hepatocellular Carcinoma: A Biomolecular Exploratory, Randomized, Phase III Trial (FOHAIC-1) - PubMed. , accessed: 10/27/2023.
8. Management of Hepatocellular Carcinoma in Japan: JSH Consensus Statements and Recommendations 2021 Update - FullText - Liver Cancer 2021, Vol. 10, No. 3 - Karger Publishers. , accessed: 10/21/2022.
9. Ikeda M., Shimizu S., Sato T., et al. (2016). Sorafenib plus hepatic arterial infusion chemotherapy with cisplatin versus sorafenib for advanced hepatocellular carcinoma: randomized phase II trial. Ann Oncol, 27(11), 2090–2096.
10. Chuma M., Uojima H., Hiraoka A., et al. (2021). Analysis of efficacy of lenvatinib treatment in highly advanced hepatocellular carcinoma with tumor thrombus in the main trunk of the portal vein or tumor with more than 50% liver occupation: A multicenter analysis. Hepatol Res, 51(2), 201–215.
11. Tao Z.-W., Cheng B.-Q., Zhou T., et al. (2022). Management of hepatocellular carcinoma patients with portal vein tumor thrombosis: A narrative review. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International, 21(2), 134–144.
12. Management of Hepatocellular Carcinoma in Japan: JSH Consensus Statements and Recommendations 2021 Update - FullText - Liver Cancer 2021, Vol. 10, No. 3 - Karger Publishers. , accessed: 03/06/2023.
13. Lin C.-C., Hung C.-F., Chen W.-T., et al. (2015). Hepatic Arterial Infusion Chemotherapy for Advanced Hepatocellular Carcinoma with Portal Vein Thrombosis: Impact of Early Response to 4 Weeks of Treatment. Liver Cancer, 4(4), 228–240.
14. Niizeki T., Iwamoto H., Shirono T., et al. (2021). Clinical Importance of Regimens in Hepatic Arterial Infusion Chemotherapy for Advanced Hepatocellular Carcinoma with Macrovascular Invasion. Cancers, 13(17), 4450.
15. Barnett K.T. and Malafa M.P. (2001). Complications of Hepatic Artery Infusion : A Review of 4580 Reported Cases. IJGC, 30(3), 147–160.
16. Ogasawara S., Kanogawa N., and Kato N. (2022). How we use hepatic arterial infusion chemotherapy in the new era of systemic therapy?. Hepatobiliary Surg Nutr, 11(5), 775–778.