TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VÀ KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TUYẾN TIỀN LIỆT VỚI ĐIỂM MÔ HỌC GLEASON TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Phạm Thái Hưng1, Võ Ngọc Huy Thông1, , Phạm Ngọc Hoa2, Trương Thị Phương Thảo1
1 Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
2 Hội chẩn đoán hình ảnh TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) với điểm Gleason (ĐG) và giá trị của chúng trong phân biệt ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) không và có ý nghĩa lâm sàng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh với 162 trường hợp UTTTL. ADC trung bình tổn thương và mô đối chứng được đo dựa trên ROI. ADC chuẩn hóa (ADCch) được tính bằng cách chia ADC tổn thương cho mô đối chứng.


Kết quả: ADC và ADCch tương quan nghịch mạnh với ĐG (ứng với r=-0,66 và r=-0,77; p<0,05), PSA và đậm độ PSA (đđPSA) tương quan thuận trung bình (ứng với r=0,35 và r=0,33; p<0,05). AUC phân biệt ĐG6 với ĐG>6 là 0,837 (ADC), 0,929 (ADCch), 0,701 (PSA) và 0,703 (đđPSA). Khi phân biệt ĐG≤7(3+4) với ĐG≥7(4+3), AUC thay đổi thành 0,847 (ADC), 0,914 (ADCch), 0,723 (PSA) và 0,731 (đđPSA). Với ngưỡng ADCch 0,47, phân biệt ĐG6 và ĐG>6 có độ chính xác 80,9%, độ nhạy 96,8% và độ đặc hiệu 76,7%. Tương tự, phân biệt ĐG≤7(3+4) với ĐG≥7(4+3) với cùng ngưỡng ADCch cho độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 87,0%, 87,3%, 86,9%.


Kết luận: ADC cho thấy tương quan với ĐG mạnh hơn và ưu thế hơn PSA trong dự đoán độ ác của UTTTL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: a cancer journal for clinicians. May 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Epstein JIJTJou. An update of the Gleason grading system. 2010;183(2):433-440.
3. Epstein JI, Allsbrook Jr WC, Amin MB, Egevad LL, pathology IGCJTAjos. The 2005 International Society of Urological Pathology (ISUP) consensus conference on Gleason grading of prostatic carcinoma. 2005;29(9):1228-1242.
4. Romero-Otero J, García-Gómez B, Duarte-Ojeda JM, et al. Active surveillance for prostate cancer. 2016;23(3):211- 218. doi:https://doi.org/10.1111/iju.13016
5. Verma S, Rajesh A, Morales H, et al. Assessment of aggressiveness of prostate cancer: correlation of apparent diffusion coefficient with histologic grade after radical prostatectomy. 2011;196(2):374.
6. Etzioni R, Gulati R, Cooperberg MR, Penson DM, Weiss NS, Thompson IM. Limitations of basing screening policies on screening trials: The US Preventive Services Task Force and Prostate Cancer Screening. Medical care. Apr 2013;51(4):295-300. doi:10.1097/MLR.0b013e31827da979
7. Wu X, Reinikainen P, Vanhanen A, et al. Correlation between apparent diffusion coefficient value on diffusionweighted MR imaging and Gleason score in prostate cancer. Diagnostic and Interventional Imaging. 2017/01/01/2017;98(1):63-71. doi:https://doi.org/10.1016/j.diii.2016.08.009
8. Jyoti R, Jain TP, Haxhimolla H, Liddell H, Barrett SE. Correlation of apparent diffusion coefficient ratio on 3.0 T MRI with prostate cancer Gleason score. European journal of radiology open. 2018;5:58-63. doi:10.1016/j. ejro.2018.03.002
9. Kus AA. The utility of ADC parameters in the diagnosis of clinically significant prostate cancer by 3.0-Tesla diffusion-weighted magnetic resonance imaging. Polish journal of radiology. 2021;86:e262-e268. doi:10.5114/ pjr.2021.106071
10. Noor Kathem Nee’ma Al-Waely AMJA-M, Zainab Kassim Wadi. Role of diffusion weighted MRI and ADC value in descrimination between low versus intermediate and high Gleason scores in peripheral zone prostate cancer. 2021;doi:https://doi.org/10.5281/zenodo.4424411
11. Delahunt B, Miller RJ, Srigley JR, Evans AJ, Samaratunga H. Gleason grading: past, present and future. 2012;60(1):75-86. doi:https://doi.org/10.1111/j.1365-2559.2011.04003.x
12. Park HJ, Ha YS, Park SY, et al. Incidence of upgrading and upstaging in patients with low-volume Gleason score 3+4 prostate cancers at biopsy: finding a new group eligible for active surveillance. Urologia internationalis. 2013;90(3):301-5. doi:10.1159/000345292
13. Pierorazio PM, Walsh PC, Partin AW, Epstein JI. Prognostic Gleason grade grouping: data based on the modified Gleason scoring system. BJU international. May 2013;111(5):753-60. doi:10.1111/j.1464-410X.2012.11611.x
14. Udoh EA. Relationship between Serum Prostate Specific Antigen (PSA) and Gleason Score in Patients Diagnosed with Prostate Cancer. A Hospital Based Study. EAS Journal of Medicine and Surgery. 2020;2(2)
15. Yusim I, Krenawi M, Mazor E, Novack V, Mabjeesh NJ. The use of prostate specific antigen density to predict clinically significant prostate cancer. Scientific Reports. 2020/11/17 2020;10(1):20015. doi:10.1038/s41598-020- 76786-9