Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến thượng thận

Trình Văn Kỳ1,, Nguyễn Xuân Hiền2, Nguyễn Minh Tuấn3, Nguyễn Thị Bích Ngọc4
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Trung tâm CĐHA và ĐQCT, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
3 Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai
4 Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến thượng thận.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là u tuyến thượng thận trên giải phẫu bệnh, được chụp cộng hưởng từ tầng trên ổ bụng tại Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2020 đến hết tháng 7/2021.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân u tuyến thượng thận là 49,2 ± 11.8 (tuổi). Tỉ lệ nữ/nam trong nghiên cứu là 1,5/1. Với 25 khối u được chẩn đoán trên cộng hưởng từ và được chẩn đoán xác định trên giải phẫu bệnh là u tuyến thượng thận. Trong đó có 12 khối là u tuyến vỏ thượng thận (ACA) và 13 khối u không phải là u tuyến vỏ thượng thận (NACA) gồm: 09 Pheochromocytoma, 01 ung thư biểu mô vỏ thượng thận (Adrenocortical Carcinoma), 01 u hạch thần kinh (Ganglioneuroma) và 02 u tủy mỡ (Myelolipoma). Kích thước trung bình của u tuyến thượng thận là 38,8 ± 23,5mm, trong đó kích thước trung bình của ACA và nhóm NACA lần lượt là 23,2 ± 7,6 mm và 52,2 ± 25,7 mm. Cộng hưởng từ dịch chuyển hóa học (CSI) cho phép chẩn đoán phân biệt ACA và NACA, đánh giá định tính dựa trên tính chất giảm tín hiệu trên chuỗi xung Out-phase so với chuỗi xung In-phase cho phép phát hiện 11/12 khối ACA, tuy nhiên cũng có 02/13 khối NACA đã được chẩn đoán nhầm là ACA dựa vào tính chất này; sử dụng phân tích định lượng dựa trên chỉ số SII (ngưỡng SII>16,1%) chẩn đoán đúng 11/12 khối ACA, có 01 khối NACA có SII> 16,1%. Khi sử dụng chỉ số ASR (ngưỡng ASR< 0,71) chẩn đoán đúng 11/12 khối ACA và có 01 khối NACA có ASR<0,71. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi trên CHT phát hiện 02 khối u có dấu hiệu xâm lấn xung quanh và đã được chứng minh qua phẫu thuật và giải phẫu bệnh.
Kết luận: Cộng hưởng từ đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán u tuyến thượng thận, cho phép phát hiện u tuyến thượng thận với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 100%. Sử dụng cộng hưởng từ dịch chuyển hóa học với các giá trị SII, ASR cho phép phân biệt ACA và NACA với độ nhạy và độ đặc hiệu đều là 91,7% và 92,3 %, cộng hưởng từ cũng cho phép đánh giá tính chất xâm lấn, di căn với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blake M.A and Boland G.W.L (2009). Adrenal Imaging, Humana Press, Totowa.
2. Comparison of Quantitative MRI and CT Washout Analysis for Differentiation of Adrenal Pheochromocytoma From Adrenal Adenoma : American Journal of Roentgenology : Vol. 206, No. 6 (AJR). https://www.ajronline.org/doi/full/10.2214/AJR.15.15318. Accessed October 20, 2021.
3. Halefoglu AM, Yasar A, Bas N, Ozel A, Erturk SM, Basak M. Comparison of computed tomography histogram analysis and chemical-shift magnetic resonance imaging for adrenal mass characterization. Acta Radiol Stockh Swed 1987. 2009;50(9):1071-1079. doi:10.3109/02841850903207170
4. Nguyễn Minh Châu. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận. Luận Văn Thạc Sĩ Học Trường Đại Học Hà Nội. 2014.
5. Nguyễn Đình Minh (2003). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tuyến thượng thận, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Park SH, Kim MJ, Kim JH, Lim JS, Kim KW. Differentiation of adrenal adenoma and nonadenoma in unenhanced CT: new optimal threshold value and the usefulness of size criteria for differentiation. Korean J Radiol. 2007;8(4):328-335. doi:10.3348/kjr.2007.8.4.328
7. Seo JM, Park BK, Park SY, Kim CK. Characterization of Lipid-Poor Adrenal Adenoma: Chemical-Shift MRI and Washout CT. Am J Roentgenol. 2014;202(5):1043-1050. doi:10.2214/AJR.13.11389
8. Wajchenberg BL, Albergaria Pereira MA, Medonca BB, et al. Adrenocortical carcinoma: clinical and laboratory observations. Cancer. 2000;88(4):711-736.
9. Adam SZ, Nikolaidis P, Horowitz JM, et al. Chemical Shift MR Imaging of the Adrenal Gland: Principles, Pitfalls, and Applications. RadioGraphics. 2016;36(2):414-432. doi:10.1148/rg.2016150139
10. Heinz-Peer G, Hönigschnabl S, Schneider B, Niederle B, Kaserer K, Lechner G. Characterization of adrenal masses using MR imaging with histopathologic correlation. AJR Am J Roentgenol. 1999;173(1):15-22. doi:10.2214/ajr.173.1.10397092
11. Israel GM, Korobkin M, Wang C, Hecht EN, Krinsky GA. Comparison of Unenhanced CT and Chemical Shift MRI in Evaluating Lipid-Rich Adrenal Adenomas. Am J Roentgenol. 2004;183(1):215-219. doi:10.2214/ajr.183.1.1830215