Can thiệp nội mạch 2 trường hợp giả phình mạch khổng lồ trong dò động mạch cảnh xoang hang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Giới thiệu ca bệnh: Dò động mạch cảnh xoang hang (DĐMCXH ) kèm giả phình mạch khổng lồ rất hiếm gặp theo y văn trên thế giới. Chúng tôi báo 2 ca bệnh đặc biệt của dò động mạch cảnh xoang hang với sự giãn lớn giả phình mạch khổng lồ vùng xoang hang, được điều trị can thiệp nội mạch (CTNM) thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ca 1 là bệnh nhân nam 38 tuổi, tiền sử chấn thương 20 năm vào viện vì đau đầu cấp, hình ảnh CT/DSA là DĐMCXH phải với giãn dạng khổng lồ giả phình vùng xoang hang KT# 61,9x57,8x56,7 mm, giãn lớn tĩnh mạch vỏ não, và điều đặc biệt là lỗ dò cấp máu qua động mạch thông trước và thông sau đối bên, trong khi đó động mạch cảnh trong phải tắc mạn tính tại gốc. CTNM tiếp cận lỗ dò từ động mạch đốt sống qua động mạch thông sau phải vào lỗ dò, tắc hoàn toàn lỗ dò bằng coils, bảo tồn động mạch cảnh trong trên lỗ dò. Ca 2 là bệnh nhân trẻ nam 20 tuổi, tiền sử chấn thương 1 năm, vào viện vì chảy máu mũi lượng nhiều. Hình ảnh MRI/DSA là DĐMCXH phải với giãn dạng khổng lồ giả phình vùng xoang hang hàm mặt phải KT# 98,8x87,7x96,7 mm, kèm giả phình nhỏ cạnh vị trí lỗ dò, với huyết khối chiếm phần lớn bên trong giả phình. Làm test tắc động mạch cảnh cùng bên giả phình ghi nhận bàng hệ động mạch thông trước và thông sau tốt. CTNM tiếp cận tắc vị trí ngay lỗ dò và động mạch cảnh vị trí tương ứng bằng coils. Cả hai ca bệnh có diễn tiến sau can thiệp tốt và xuất viện sau đó 3 ngày. Từ khóa: giả phình mạch, can thiệp nội mạch, dò động mạch cảnh xoang hang.
Từ khóa
giả phình mạch, can thiệp nội mạch, rò động mạch cảnh xoang hang
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Lê Văn Khoa và cs (2021). Can thiệp nội mạch điều trị dò động mạch cảnh xoang hang bằng vòng xoắn kim loại: Báo cao 74 trường hợp. Tạp chí y học Việt Nam, 508(2).
3. Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Lê Văn Khoa và cs (2019). Điều trị phình động mạch não vỡ do chấn thương bằng can thiệp nội mạch. Tạp chí Điện quang và y học hạt nhân Việt Nam, 33.
4. Korkmazer B, Kocak B, Tureci E, Islak C, Kocer N, Kizilkilic O (2013). Endovascular treatment of carotid cavernous sinus fifistula: a systematic review. World J Radiol, 5:143–55.
5. Luo CB, Teng MM, Chang FC, et al (2013). Transarterial detachable coil embolization of direct carotid-cavernous fistula. J Chin Med Assoc JCMA, 76: 31–36.
6. Nishizawa T, Terada K, Matsuyama N (2000). Transvenous detachable coil embolization of direct & high-flow carotid-cavernous fistula alternative of transarterial detachable balloon embolization. Interventional Neuroradiology, 6 (1):117-124.
7. Du Bin, Zhang Meng, Wang Yunyan, Li Qingmin, et al (2016). A retrospective analysis of 38 carotid cavernous fistulas patients treated with balloon assisted endovascular fistula embolization through simultaneous transarterial and transvenous approaches”, Int J Clin Exp Med, 9(10):19399-407.
8. Gao BL, Wang ZL, Li TX, Xu B (2018). Recurrence risk factors in detachable balloon embolization of traumatic direct CCF in 188 patients. J Neurointerv Surg, 10:704–707.
9. Han Mon Hee (2003). Endovascular treatment in direct carotid cavernous fistula. Interventional Neuroradiology, 9(2): 55-62.