NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA BỆNH NHÂN ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của đông cứng khớp vai nguyên phát trên cộng hưởng từ và mối tương quan giữa các đặc điểm này với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đông cứng khớp vai nguyên phát.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 40 BN được chẩn đoán đông cứng khớp vai trên lâm sàng và được chụp cộng hưởng từ khớp vai tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện E trong khoảng thời gian từ tháng 08/2023 đến 08/2024.
Kết quả: Tổng số 40 BN gồm 21 nữ/19 nam; tuổi trung bình 60,74 (từ 42 đến 88); thời gian bị bệnh trung bình trước khi điều trị là 6,6 tháng (từ 3-18 tháng). Các dấu hiệu trên cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán đông cứng khớp vai bao gồm: tăng tín hiệu kèm dày bao hoạt dịch ngách nách, phù nề khoang gian đai xoay, mất tam giác mỡ dưới mỏm quạ, dày dây chằng quạ - cánh tay và dày dây chằng ổ chảo – cánh tay. Các dấu hiệu phù nề khoảng gian đai xoay, dày bao hoạt dịch ngách nách, mất tam giác mỡ dưới mỏm quạ hay gặp ở giai đoạn đầu (I, II) và giảm dần ở giai đoạn sau (III, IV) do liên quan đến tình trạng viêm, thường lan rộng trong giai đoạn đầu của đông cứng khớp vai.
Kết luận: Cộng hưởng từ có vai trò quan trọng trong đánh giá các dấu hiệu lâm sàng và dự đoán các giai đoạn lâm sàng của bệnh đông cứng khớp vai.
Từ khóa
Đông cứng khớp vai, cộng hưởng từ, khớp vai
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. So-Yeon Lee et al. Evaluation of shoulder pathology: three-dimensional enhanced T1 high-resolution isotropic volume excitation MR vs two-dimensional fast spin echo T2 fat saturation MR. The British journal of radiology. 2014.doi:10.1259/bjr.20140147
3. Nguyễn Thị Thu Hằng. Nghiên Cứu Hiệu Quả Điều Trị Bệnh Đông Cứng Khớp Vai Bằng Phương Pháp Tiêm Nong Khớp Vai Dưới Hướng Dẫn Của DSA. Luận văn CKII. Đại học Y Hà Nội; 2020.
4. Nguyễn Thị Bảo Thoa. Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Tiêm Nong Khớp Vai Dưới Hướng Dẫn Của Siêu Âm Trong Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Thể Đông Cứng. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2015.
5. Ine Sintia, Nyimas Fatimah. The Correlation of the Limitations of Movement of the Shoulder Joint with the Functional Ability of Frozen Shoulder Patients at the Medical Rehabilitation Institute. Sriwijaya Journal Of Medicine. 2018. doi:10.32539/sjm.v3i3.218
6. Martin J Kelly. Shoulder Pain and Mobility Deficits : Adhesive Capsulitis Clinical Practice Guidelines. Orthopaedic & Sports Physical Therapy. 2013.doi:10.2519/jospt.2013.0302
7. Teixeira PAG, Balaj C, Chanson A,. Adhesive Capsulitis of the Shoulder: Value of Inferior Glenohumeral Ligament Signal Changes on T2-Weighted Fat-Saturated Images. American Journal of Roentgenology. 2012;198(6):W589-W596. doi:10.2214/AJR.11.7453
8. Emig EW, Schweitzer ME, Karasick D, Lubowitz J. Adhesive capsulitis of the shoulder: MR diagnosis. American Journal of Roentgenology. 1995;164(6):1457-1459. doi:10.2214/ajr.164.6.7754892
9. Yun SJ, Jin W. Systematic review and meta-analysis of magnetic resonance imaging features for diagnosis of adhesive capsulitis of the shoulder. European Radiology. 2018. doi:10.1007/s00330-018-5604-y
10. Lee SY, Park J, Song SW. Correlation of MR Arthrographic Findings and Range of Shoulder Motions in Patients With Frozen Shoulder. American Journal of Roentgenology. 2012;198(1):173-179. doi:10.2214/AJR.10.6173
11. Ahn KS, Kang CH, Oh YW, Jeong WK. Correlation between magnetic resonance imaging and clinical impairment in patients with adhesive capsulitis. Skeletal Radiol. 2012;41(10):1301-1308. doi:10.1007/s00256-012-1391-8
12. Chellathurai A, Subbiah K, Elangovan A, Kannappan S. Adhesive capsulitis: MRI correlation with clinical stages and proposal of MRI staging. Indian J Radiol Imaging. 2019;29(1):19-24. doi:10.4103/ijri.IJRI_116_18
13. Cho HR, Cho BH, Kang KN, Kim YU. Optimal Cut-Off Value of the Coracohumeral Ligament Area as a Morphological Parameter to Confirm Frozen Shoulder. J Korean Med Sci. 2020;35(15). doi:10.3346/jkms.2020.35.e99
14. Li J qing, Tang K lai, Wang J, et al. MRI findings for frozen shoulder evaluation: is the thickness of the coracohumeral ligament a valuable diagnostic tool? PLoS One. 2011;6(12). doi:10.1371/journal.pone.0028704