ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM, MRI VÀ CHỤP MẠCH DSA CỦA MỘT SỐ BỆNH NHÂN TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm, cộng hưởng từ và chụp mạch DSA của các bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có bí tiểu cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực nghiệm không đối chứng ở những bệnh nhân vào viện vì bí tiểu cấp được chẩn đoán Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) tại trung tâm Điên quang, bệnh viện Bạch Mai từ 07/2017 đến 07/2018. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi, khám lâm sàng, siêu âm, Chụp Cộng hưởng từ (CHT) trước và sau can thiệp.
Kết quả và kết luận: Thể tích TTL trung bình của nhóm nghiên cứu trên siêu âm là 80,57 ± 50,58cm3, dày thành bàng quang chiếm 64,3%, túi thừa bàng quang chiếm 21,4%, không có bệnh nhân nào có sỏi bàng quang. Phân bố vùng tăng sản: 78,6% tăng sản vùng chuyển tiếp, 7,1% bệnh nhân tăng sản vùng trung tâm, và 14,3% tăng sản cả vùng chuyển tiếp và vùng trung tâm, không có bệnh nhân nào tăng sản vùng ngoại vi. Thể tích TTL trung bình trên cộng hưởng từ của nhóm nghiên cứu là 82,35 ± 51.24cm3, 11 bệnh nhân có hình ảnh điển hình cho TSLTTTL, 3 bệnh nhân có tín hiệu không đồng nhất trên cộng hưởng từ, không có bệnh nhân nào có đặc điểm hình ảnh nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. Kiểu phân chia động mạch chậu trong 26 bên khung chậu: nhóm A chiếm 69,2%, nhóm B chiếm 23,1%, nhóm C chiếm 7,7%. Với 13 bệnh nhân và 26 bên khung chậu được thực hiện thành công, có 22 bên khung chậu có 1 động mạch TTL, 4 bên khung chậu có 2 động mạch TTL. Đường kính trung bình của động mạch TTL: bên có 1 động mạch TTL là 1,92±0,52, bên có 2 động mạch TTL là1,45±0,16.
Từ khóa
Tuyến tiền liệt, Nút mạch
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trần Đức Hoè, N.T.L.v.c.s., Một số nhận xét về kết quả ban đầu cắt đốt nội soi phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Tạp chí Y học Việt Nam, 2005. 31: p. 259-264.
3. Carnevale, F.C., et al., Quality of life and clinical symptom improvement support prostatic artery embolization for patients with acute urinary retention caused by benign prostatic hyperplasia. J Vasc Interv Radiol, 2013. 24(4): p. 535-42.
4. John h. Wasson, m.D., domenic j. Reda, m.S., reginald c. Bruskewitz, m.D., and p.D. jack elinson, adam m. Keller, m.P.H., and william g. Henderson, ph.D., A comparison of transurethral surgery with watchful waiting formoderate symptoms of benign prostatic hyperplasia. 1995.
5. Nguyễn Xuân Hiền, P.H.G., Đỗ Huy Hoàng, Phân loại và đặc điểm các nhánh chính củađộng mạch chậu trong ở bệnh nhân tăng sinhlành tính tuyến tiền liệt trênchụp mạch số hóa xóa nền. Tạp chí y dược học quân sự số 3-2017, 2017.
6. Simpson R. J, F.W., Lee A. J, Russell E. B. A. W, Garraway M, “Benign prostatic hyperplasia in an unselected community - based population: a survey of urinary symptoms, bothersomeness and prostatic enlargement. British Journal of Urology ; 1996, 1996. 77(2)(186-191).
7. Healthcare, G.-W., Benign Prostatic Hypertrophy (BPH) Treatments. Cigna Medical Coverage Policy, 2009. Number: 0159: p. 1-14.
8. Martinez Jabaloyas, J.M., et al., [Vesicoprostatic echography versus transrectal planimetry in the determination of prostatic volume]. Actas Urol Esp, 1993. 17(5): p. 310-4.
9. Grossfeld GD, C.F., Benign prostatic hyperplasia: clinical overview and value of diagnostic imaging. Radiol Clin North Am2000; 38:31–47, 2000. 38:31–47.