NHẬN XÉT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THỂ THÔNG BÀO XƯƠNG CHŨM VÀ TÌNH TRẠNG THÔNG KHÍ CỦA TAI GIỮA TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH Ở TAI XẸP NHI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và nhận xét mối tương quan giữa thể thông bào xương chũm với tình trạng thông khí các khoang tai giữa trên CLVT ở tai xẹp nhĩ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cưú mô tả 74 tai của 74 bệnh nhân xẹp nhĩ được chụp CLVT xương thái dương 64-128 dãy, tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2020.
Kết quả: Trong số các tai xẹp nhĩ, tình trạng giảm thông khí hòm tai biểu hiện là dấu hiệu mờ các khoang của tai giữa trên CLVT bao gồm: ngách thượng nhĩ trước 35.1%, thượng nhĩ trong 45.9%, thượng nhĩ ngoài 54.1%, trung nhĩ 20.3%, mờ hạ nhĩ 3.5%, sào bào 52.7%. Các thể thông bào xương chũm trên CLVT gồm thể đặc ngà chiếm 44.6%, thể xốp chiếm 41.9%, thể nhiều thông bào chiếm 13.5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0.001. Có mối tương quan rất chặt chẽ có ý nghĩa thống kê giữa thể thông bào xương chũm và tổn thương giảm thông khí trong hòm tai (thượng nhĩ trước – thượng nhĩ – sào bào) trong bệnh xẹp nhĩ với p < 0.0001, Cramer’s V = 0.957.
Kết luận: Có mối tương quan mật thiết có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thông khí của các khoang tai giữa trên CLVT và thể thông bào xương chũm.
Từ khóa
xẹp nhĩ, thể thông bào xương chũm, tình trạng thông khí của tai giữa, thượng nhĩ, sào bào, cắt lớp vi tính xương thái dương
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Tos M, Poulsen G. Attic Retractions Following Secretory Otitis. Acta Oto-Laryngologica. 1980;89(3-6):479-486. doi:10.3109/00016488009127165
3. Sáde J. The correlation of middle ear aeration with mastoid pneumatization: The mastoid as a pressure buffer. Eur Arch Otorhinolaryngol. 1992;249(6). doi:10.1007/BF00179376
4. Mansour S, Magnan J, Haidar H, Nicolas K. Role of Computed Tomography Imaging in Retraction Pockets. In: Mansour S, Magnan J, Haidar H, Nicolas K, eds. Tympanic Membrane Retraction Pocket: Overview and Advances in Diagnosis and Management. Springer International Publishing; 2015:49-57. doi:10.1007/978-3-
319-13996-8_5
5. Maw AR, Hall AJ, Pothier DD, Gregory SP, Steer CD. The prevalence of tympanic membrane and related middle ear pathology in children: a large longitudinal cohort study followed from birth to age ten. Otol Neurotol. 2011;32(8):1256-1261. doi:10.1097/MAO.0b013e31822f10cf
6. Cao Minh Thành. Xẹp nhĩ: đặc điểm lâm sàng và điều trị. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 57-7(1):3-8. 7. Hoàng Vũ Giang. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Luận văn thạc sĩ y học. 2003.
8. Khiếu Hữu Thanh. Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng. Luận văn thạc sĩ y học. 2012.
9. Nguyễn Thị Thu Thư. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ toàn bộ giai đoạn cuối. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. 2016.
10. Jain S, Singh P, Methwani D, Kalambe S. Role of Eustachian Dysfunction and Primary Sclerotic Mastoid Pneumatisation Pattern in Aetiology of Squamous Chronic Otitis Media: A Correlative Study. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2019;71(S2):1190-1196. doi:10.1007/s12070-018-1259-x
11. J S, C F. Secretory otitis media in adults: II. The role of mastoid pneumatization as a prognostic factor. Ann Otol Rhinol Laryngol. 1997;106(1):37-40. doi:10.1177/000348949710600107
12. Mansour S, Magnan J, Haidar H, Nicolas K. Middle Ear Pressure Regulation: Physiology and Pathology. In: Mansour S, Magnan J, Haidar H, Nicolas K, eds. Tympanic Membrane Retraction Pocket: Overview and Advances in Diagnosis and Management. Springer International Publishing; 2015:19-28. doi:10.1007/978-3-319-13996-8_3
13. Danner CJ. Middle ear atelectasis: what causes it and how is it corrected? Otolaryngol Clin North Am. 2006;39(6):1211-1219. doi:10.1016/j.otc.2006.09.002