NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH CHỤP MSCT MẠCH VÀNH

Lê Thị Thùy Liên1, Nguyễn Khôi Việt1, Nguyễn Công Tiến1, Lê Văn Tài1, Phạm Minh Thông2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số chức năng tâm thu thất trái trên BN có chỉ định chụp ĐMV 256 dãy và so sánh một số chỉ số chức năng tâm thu thất trái trên chụp CLVT 256 dãy với siêu âm tim.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 112 bệnh nhân chụp ĐMV bằng máy CLVT 256 dãy 2 nguồn năng lượng (DSCT), kèm siêu âm tim đánh giá các chỉ số kích thước buồng thất trái, thành thất trái và chức năng tâm thu thất trái toàn bộ và từng vùng. Tất cả bệnh nhân chụp DSCT mạch vành tại Trung tâm Điện quang- Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 10/2020.
Kết quả: So sánh trực tiếp giữa CLVT 256 dãy 2 nguồn năng lượng với siêu âm 2D qua thành ngực được thực hiện trên 112 BN (43 nam, tuổi trung bình 61,26 ± 11,68) được chụp DSCT mạch vành. Thể tích thất trái tâm thu và tâm trương và phân suất tống máu được thu thập và so sánh với các chỉ số tương ứng trên siêu âm tim qua thành ngực. Phân suất tống máu trung bình trong nghiên cứu là 66,24± 13,52% (từ 23-85%) trên DSCT so với trên siêu âm là 65,72±11,31% (từ 25-84%). Đánh giá mối tương quan đồng biến giữa DSCT và siêu âm 2D thấy mối tương quan chặt chẽ giữa thể tích thất trái tâm trương là (r=0,732 ; P< .001) , thể tích thất trái tâm thu là (r= 0,841; P < .001), phân suất tống máu là (r= 0,715; P < .001). Phương trình Bland-Altman
chỉ ra trung bình khác biệt giữa phân suất tống máu trên DSCT và siêu âm là nhỏ (0.52% ± 9,59%); p < 0.05), tương tự với thể tích thất trái tâm thu và tâm trương lần lượt là (-1,78mL±24,10), (0,76 mL±13,7). Điểm chất lượng hình ảnh trung bình là 1,79. Liều hiệu dụng trung bình là 3,78 ±1,88 mSv.
Kết luận: Sử dụng máy chụp DSCT 256 để chụp mạch vành có thể sử dụng để tính các chỉ số chức năng tâm thu thất trái gồm phân suất tống máu, thể tích thất trái tâm thu, thể tích thất trái tâm trương, chức năng vận động từng vùng thất trái, có mối tương quan chặt chẽ với siêu âm tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lim SJ, Choo KS, Park YH, et al. Assessment of Left Ventricular Function and Volume in Patients Undergoing 128-Slice Coronary CT Angiography with ECG-Based Maximum Tube Current Modulation: a Comparison with Echocardiography. Korean Journal of Radiology. 2011;12(2):156-162. doi:10.3348/kjr.2011.12.2.156
2. de Graaf FR, Schuijf JD, van Velzen JE, et al. Assessment of global left ventricular function and volumes with 320-row multidetector computed tomography: A comparison with 2D-echocardiography. J Nucl Cardiol. 2010;17(2):225-231. doi:10.1007/s12350-009-9173-y
3. Stolzmann P, Scheffel H, Trindade PT, et al. Left Ventricular and Left Atrial Dimensions and Volumes: Comparison Between Dual-Source CT and Echocardiography. Investigative Radiology. 2008;43(5):284-289. doi:10.1097/RLI.0b013e3181626853
4. Asferg C, Usinger L, Kristensen TS, Abdulla J. Accuracy of multi-slice computed tomography for measurement of left ventricular ejection fraction compared with cardiac magnetic resonance imaging and two-dimensional transthoracic echocardiography. European Journal of Radiology. 2012;81(5):e757-e762. doi:10.1016/j.ejrad.2012.02.002
5. Ko S-M, Kim Y-J, Park J-H, Choi N-M. Assessment of left ventricular ejection fraction and regional wall motion with 64-slice multidetector CT: a comparison with two-dimensional transthoracic echocardiography. BJR. 2010;83(985):28-34. doi:10.1259/bjr/38829806.
6. Bak SH, Ko SM, Jeon HJ, Yang HS, Hwang HK, Song MG. Assessment of global left ventricular function with dual-source computed tomography in patients with valvular heart disease. Acta Radiol. 2012;53(3):270-277. doi:10.1258/ar.2011.110247.
7. Kim TH, Hur J, Kim SJ, et al. Two-Phase Reconstruction for the Assessment of Left Ventricular Volume and Function Using Retrospective ECG-Gated MDCT: Comparison with Echocardiography. American Journal of Roentgenology. 2005;185(2):319-325. doi:10.2214/ajr.185.2.01850319