NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM NONG KHỚP VAI DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA DSA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quản điều trị bệnh đông cứng khớp vai bằng phương pháp tiêm nong ổ khớp dưới hướng dẫn của màn tăng sáng trên máy DSA.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 38 BN bị đông cứng khớp vai được điều trị bằng phương pháp bơm nong ổ khớp với hỗn dịch chứa corticosteroid dưới hướng dẫn màn tăng sáng của máy DSA tại Trung tâm Điện quang- Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 08/2017 đến tháng 07/2020. BN được theo dõi tại thời điểm ban đầu, sau can thiệp 2 tuần và 4 tuần, đánh giá chỉ số đau và khuyết tật khơp vai (SPADI), điểm đau VAS, các động tác vận động khớp gồm gấp, dạng, xoay ngoài.
Kết quả: Tổng số 38 BN gồm 20 nữ/18 nam, tuổi trung bình 59,6 (từ 43 đến 91). Điểm VAS trung bình trước điều trị là 6,1, sau 2 tuần và 4 tuần cải thiện đáng kể còn lần lượt 4,1 và 2,9 điểm. Điểm SPADI trung bình của BN trước điều trị là 65, sau điểm trị giảm xuống còn 45 và 32. Các động tác vận động khớp vai được cải thiện dần từ trước điều trị, sau điều trị 2 tuần và 4 tuần: động tác gấp vai: 76 → 106 → 131 độ; động tác dạng vai: 75 → 107 → 133 độ; động tác xoay ngoài: 21 → 36 → 53 độ. Như vậy sau điều trị có sự cải thiện đáng kể về thang điểm VAS, SPADI và các động tác vận động khớp vai sau 4 tuần điều trị.
Không có BN nào vị biến chứng nặng sau thủ thuật, đặc biệt không ghi nhận một trường hợp nào bị nhiễm trùng ổ khớp.
Kết luận: Phương pháp tiêm nong khớp vai với hỗn hợp chứa corticosteroid là phương pháp điều trị rất hiệu quả và chứa nhiều hứa hẹn đối với các BN bị ĐCKV. Chúng tôi nhận kỹ thuật bơm nong dưới hướng dẫn màn tăng sáng trên máy DSA là một kỹ thuật chính xác, đáng tin cậy, xâm lấn tối thiểu và an toàn
Từ khóa
Hydrodilatation, adhesive capsulitis
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. L, A. and L. B, Treatment of rigid shoulders by joint distension during arthrography. Acta Orthopaedica Scandanavia 1965: p. 36.
3. Butt, M.I., T. Iqbal, and S. Anjum, Comparison Between Manipulation Under Anaesthesia and Intra-Articular Steroid Injections for Frozen Shoulder. Journal of Rawalpindi Medical College, 2018: p. 342-345.
4. Mengiardi, B., et al., Frozen shoulder: MR arthrographic findings. Radiology, 2004. 233(2): p. 486-492.
5. Sơn;, N.V., Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh đông cứng khớp vai và hiệu quả điều trị bằng bơm nong ổ khớp dưới hướng dẫn của xquang, in Luận án tiến sỹ y học. 2011, Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
6. Reza, S., et al., Treatment of frozen shoulder: A double blind study ccomparing the impact of triamcinolone injection alone or in association with joint distention. Res J Pharm Biol Chem Sci, 2013. 4: p. 226-234.
7. Clement, R., et al., Frozen shoulder: long-term outcome following arthrographic distension. Acta Orthop Belg, 2013. 79(4): p. 368-74.
8. Sharma, S.P., et al., Adhesive capsulitis of the shoulder, treatment with corticosteroid, corticosteroid with distension or treatment-as-usual; a randomised controlled trial in primary care. BMC musculoskeletal disorders, 2016. 17(1): p. 232.
9. Tveitå, E.K., et al., Hydrodilatation, corticosteroids and adhesive capsulitis: a randomized controlled trial. BMC musculoskeletal disorders, 2008. 9(1): p. 53.
10. Gam, A.N., et al., Treatment of “frozen shoulder” with distension and glucorticoid compared with glucorticoid alone. A randomised controlled trial. Scand J Rheumatol, 1998. 27(6): p. 425-30.
11. Yoon, J.P., et al., Intra-articular injection, subacromial injection, and hydrodilatation for primary frozen shoulder: a randomized clinical trial. Journal of shoulder and elbow surgery, 2016. 25(3): p. 376-383.
12. Carette, S., et al., Intraarticular corticosteroids, supervised physiotherapy, or a combination of the two in the treatment of adhesive capsulitis of the shoulder: a placebo‐controlled trial. Arthritis & rheumatism, 2003. 48(3): p. 829-838