BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT SINH THIẾT HÚT CHÂN KHÔNG TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG VI VÔI HÓA Ở VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá giá trị của sinh thiết hút chân không trong chẩn đoán tổn thương vi vôi hóa ở vú.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 17 bệnh nhân với 18 tổn thương vi vôi hóa ở vú không kèm theo khối được phân loại BIRADS 4-5. Tất cả các tổn thương đều được sinh thiết hút chân không tại Trung tâm Điện quang- Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 08/2019 đến tháng 07/2020.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 2 tổn thương sinh thiết hút chân không dưới X.quang và 16 tổn thương sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm. Thời gian sinh thiết trung bình 53.22 ± 15.06 (phút).Số mảnh bệnh phẩm trung bình 10.9 ± 4.2.Tất cả các tổn thương đều có vi vôi hóa trên mẫu bệnh phẩm. Biến chứng đau nhẹ gặp trong 27.8%, tụ máu gặp trong 5.6% tổn thương và không cần can thiệp phẫu thuật. Kết quả sinh thiết có 7 tổn thương lành tính và 11 tổn thương ác tính. Tỷ lệ ác tính của vi vôi hóa đa hình thái, vô định hình và đường thẳng lần lượt là 87.5%, 33.3% và 100%.Tỷ lệ ác tính của vi vôi hóa phân bố theo vùng, theo thùy và dạng cụm/đám lần lượt là 50%, 71.4% và 57.1%.9/11 tổn thương ác tính có kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật. Tỷ lệ tăng mức sau phẫu thuật là 22.2%, tất cả đều là tăng mức của ung thư thể ống tuyến tại chỗ. Các bệnh nhân có tổn thương lành tính được theo dõi với thời gian trung bình là 6 tháng không thấy sự thay đổi.Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính của sinh thiết hút chân không trong chẩn đoán vi vôi hóa ở vú là 100%.
Kết luận: Bước đầu sử dụng sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn của hình ảnh trong chẩn đoán các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú chúng tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật chính xác, đáng tin cậy , xâm lấn tối thiểu và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
VABB, tổn thương vi vôi hóa ở vú
Tài liệu tham khảo
1. Ferlay J, H.C., Autier P, Global burden of breast cancer Breast cancer epidemiology, 2010: p. 1-11.
2. Society, A.C., Cancer Facts and Figures 2019. 2019: p. 10- 11.
3. Dieu B, D.N., Thuan TV, Cancer challenges and national cancer control programs to 2020. Viet Nam J Oncol, 2012. 4(13): p. 13-18.
4. Jackman RJ, B.F., Parker SH, Stereotactic breast biopsy of nonpalpable lesions: determinants of ductal carcinoma in situ underestimation rates. Radiology 2001. 218: p. 497- 502.
5. Whitman GJ, E.-D.B., Yang WT, Ultrasound-guided breast biopsies. Ultrasound Clinics 2006. 1: p. 603- 615.
6. Jun Liu, L.H., Image-guided vacuum-assisted breast biopsy in the diagnosis of breast microcalcifications. Journal of International Medical Research, 2018. 46(7): p. 2743- 2753.
7. Yun-Chung Cheung, Y.-H.J., Assessment of Breast Specimens With or Without Calcifications in Diagnosing Malignant and Atypia for Mammographic Breast Microcalcifications Without Mass. Medicine, DIAGNOSTIC ACCURACY STUDY, 2015. 94(42).
8. Esen G, T.B., Uras C, Vacuum-assisted stereotactic breast biopsy in the diagnosis and management of suspicious microcalcifications. Diagn Interv Radiology, 2016. 22: p. 326- 333.
9. Burnside ES, O.J., Fowler KJ, Use of microcalcification descriptors in BI-RADS 4th edition to stratify risk of malignancy. . Radiology, 2007. 242: p. 388- 395.
10. Uwe Fischer, F.B., Stereotactic Vacuum-assisted Biopsy, in Interventional breast imaging. 2010, Thieme Stuttgart New York. p. 47- 60.
11. Panagiotis M. Safioleas, D.K., The value of stereotactic vacuum assisted breast biopsy in the investigation of microcalcifications. A six-year experience with 853 patients. Journal of Balkan Union of Oncology, 2017. 22(2): p. 340- 346.
12. Penco S, R.S., Bozzini AC,, Stereotactic vacuum-assisted breast biopsy is not a therapeutic procedure even when all mammographically found calcifications are removed: analysis of 4086 procedures. . AJR Am J Roentgenol 2010. 195: p. 1255- 1260.
13. O’Flynn EA, M.J., Gonzalez J,, Prediction of the presence of invasive disease from the measurement of extent of malignant microcalcification on mammography and ductal carcinoma in situ grade at core biopsy. . Clin Radiol 2009. 64: p. 178–183.