Nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan

Phạm Quang Sơn , Phạm Minh Thông, Trịnh Hà Châu, Đỗ Đăng Tân, Lê Đức Thọ, Lê Văn Khảng, Vũ Đăng Lưu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày trong xơ gan khá thường gặp và có tỷ lệ tử
vong cao nếu không điều trị. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày khó kiểm soát dưới nội soi, can thiệp nội mạch là phương pháp có hiệu
quả cao. Đối với các búi giãn không có shunt vị thận, hoặc shunt vị thận không phù hợp thì can thiệp xuôi dòng là phương pháp
được ưu tiên hàng đầu.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do
xơ gan.
Đối tượng và phương pháp: 13 bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan có búi giãn tĩnh mạch dạ dày từ tháng 06/2020 đến
tháng 06/2021 được can thiệp nút tắc búi giãn xuôi dòng. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày được đánh giá trên nội soi, cắt lớp vi tính
đa dãy trước can thiệp, đánh giá hiệu quả ngay sau can thiệp trên hình ảnh chụp mạch số hoá xoá nền DSA (Digital Subtraction
Angiography) và cải thiện trên lâm sàng.
Kết quả: 13 bệnh nhân với chẩn đoán xơ gan có búi giãn tĩnh mạch dạ dày được can thiệp xuôi dòng qua da, trong đó có
3 bệnh nhân được can thiệp kết hợp cả 2 phương pháp nút tắc ngược dòng với hỗ trợ của dù - PARTO (Plug-assisted Retrograde
Transvenous Obliteration) và xuôi dòng ATO (Antegrade Transvenous Obliteration). Kết quả 12/13 bệnh nhân được nút tắc tất
cả các nhánh nuôi, không có trường hợp nào xuất huyết tiêu hóa cấp trong vòng 3 ngày sau can thiệp chiếm 92,31%. 1/12 bệnh
nhân nút tắc hoàn toàn các nhánh nuôi có xuất huyết tiêu hóa lại trong thời gian theo dõi > 3 tháng chiếm 8,33%. Có 3 bệnh
nhân khám lại sau 3 tháng được nội soi hoặc chụp cắt lớp vi tính cho thấy giảm tình trạng giãn tĩnh mạch dạ dày, không còn
xuất huyết tiêu hóa.
Kết luận: Can thiệp xuôi dòng là phương pháp hiệu quả ở những bệnh nhân có giãn tĩnh mạch dạ dày nhưng không có
shunt vị thận hoặc shunt vị thận biến đổi không thể thực hiện đơn thuần kỹ thuật ngược dòng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goral V. và Yılmaz N. (2019). Current Approaches to the Treatment of Gastric Varices: Glue, Coil Application,
TIPS, and BRTO. Medicina (Mex), 55 (7).
2. Watanabe K., Kimura K., Matsutani S. và cộng sự. (1988). Portal hemodynamics in patients with gastric
varices. A study in 230 patients with esophageal and/or gastric varices using portal vein catheterization.
Gastroenterology, 95 (2), 434–440.
3. Chikamori F., Shibuya S., Takase Y. và cộng sự. (1996). Transjugular retrograde obliteration for gastric varices.
Abdom Imaging, 21 (4), 299–303.
4. Ishikawa T., Imai M., Ko M. và cộng sự. (2017). Percutaneous transhepatic obliteration and percutaneous
transhepatic sclerotherapy for intractable hepatic encephalopathy and gastric varices improves the hepatic
function reserve. Biomed Rep, 6 (1), 99–102.
5. Martínez-González J., López-Durán S., Vázquez-Sequeiros E. và cộng sự. (2015). Management of fundic
varices: endoscopic aspects. Rev Esp Enfermedades Dig, 107 (8), 501–508.
6. Figure 6: Graphic illustration of the Kiyosue classification of GV... ResearchGate, , accessed: 20/05/2020.
7. Benner K.G., Keeffe E.B., Keller F.S. và cộng sự. (1983). Clinical Outcome After Percutaneous Transhepatic
Obliteration of Esophageal Varices. Gastroenterology, 85 (1), 146–153.
8. Kwak H.S. và Han Y.M. (2008). Percutaneous Transportal Sclerotherapy with N-Butyl-2-Cyanoacrylate for
Gastric Varices: Technique and Clinical Efficacy. Korean J Radiol, 9 (6), 526–533.
9. Wang J., Tian X.-G., Li Y. và cộng sự. (2013). Comparison of modified percutaneous transhepatic variceal
embolization and endoscopic cyanoacrylate injection for gastric variceal rebleeding. World J Gastroenterol
WJG, 19 (5), 706–714.