ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY ĐẦU THU Ở BỆNH NHÂN PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của phình động mạch chủ (PĐMC) trên chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 256 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 78 bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ (PĐMC) trên cắt lớp vi tính 256 dãy tại Bệnh viện Hữu Nghị- Hà Nội từ tháng 3/2019 đến 3/ 2020.
Kết quả: 93,6% ở nam giới, chủ yếu > 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là tăng huyết áp ( 87,2%), tiểu đường, TBMMN do tăng huyết áp và tăng mỡ máu. Về mặt hình ảnh: khối phình có đường kính ngang ≤ 5cm chiếm tỷ lệ 79,8%. Chiều dài của khối phình từ 5-10cm chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), các nhóm khác có tỷ lệ tương đương. Đa số khối PĐMC có hình thoi, chiếm 88%. Vị trí thường nằm dưới chỗ xuất phát của ĐM thận (69%). Số có tổn thương ĐM chậu là 39,3%, tuy nhiên chiếm 56,9% các trường hợp PĐMCBDT và 94,3% các trường hợp có tổn thương nhánh bên. PĐMC thường kèm theo xơ vữa vôi hóa
thành mạch ( 83%) và có huyết khối bám thành (89,6%). Có 7,1% số trường hợp có kèm theo bóc tách nội mạc.
Kết luận: CLVT 256 dãy đầu thu cho phép đánh giá chính xác các tổn thương của PĐMC và đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân PĐMC
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phình động mạch chủ, chụp cắt lớp vi tính 256 dãy
Tài liệu tham khảo
2. Văn Tần và cs. Phình động mạch chủ Bệnh lý và điều trị. Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
3. Ramanath VS, Oh JK, Sundt TM, Eagle KA. Acute aortic syndromes and thoracic aortic aneurysm. Mayo Clin Proc. 2009;84(5):465–81.
4. Christian Olsson et al. Thoracic Aortic Aneurysm and Dissection, Increasing Prevalence and Improved Outcomes Reported in Nationwide Population-Based Study of More Than 14 000 Cases From 1987 to 2002, Circulation, 2006 Vol 114, Issues 24.
5. Phạm Hồng Đức, Trần Công Hoan, Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Bằng Đoàn. Lợi ích của chụp cắt lớp vi tính kiểu xoắn ốc trong chẩn đoán Phình ĐMC bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Hà Nội, Y học Việt Nam, 2001,Số:11 phần I, Trang:16-20.
6. Đoàn Văn Hoan. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng dưới thận, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội 2009.
7. Phạm Quang Tuấn và cs. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đầu dò trong chẩn đoán PĐMCB. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, số 10, tháng 4/2015.
8. Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Quốc Dũng, Đoàn Quốc Hưng. Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng tại bệnh viện Hữu Nghị, Tạp chí ngoại khoa, 2010, số 2, trang 22-31
9. Yves Castier. Anevrismes de l’aorte abdominale sous-renale, Sang thromose Vaisseaux, 2010, 23(7), pp. 348- 359.
10. Van Tan, Ho Khanh Duc. Hypertension arterielle, facteur de risque pour les Anevrismes de l’aorte abdominale sous renale”, Troisiemes rencontres internationales Franco – Vietnamiennes de pathologie cardio – vasculaire medico – chirurgicale, 2005, pp. 147- 148.
11. Nguyễn Tuấn Vũ. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc trong chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh phình ĐMC, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
12. Todd et al. The accuracy of CT scanning in the of abdominal and thoracoabdominal aortic aneurysms. Journal of Vascular Surgery, Volume 13 Number 2, February 1991.