NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 128 ĐỊNH LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đại cương: Cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative Computed Tomography:QCT) đã được ứng dụng từ nhiều năm này trên thế giới để đánh giá và định lượng các tổn thương nhu mô phổi trong bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao gồm định lượng thể tích khí phế thũng (LAA-950), đánh giá bẫy khí (LAA-856), đo diện tích khu vực thành phế quản (WA), tỷ lệ phần trăm khu vực thành (%WA), diện tích lòng phế quản (LA), độ dày thành phế quản (WT), các nghiên cứu cho thấy QCT có độ chính xác cao, tương quan chặt chẽ với xét nghiệm đo chức năng hô hấp (FEV1, FVC), phân loại mức độ nặng theo GOLD.
Chúng tôi ứng dụng phương pháp này để đánh giá các chỉ số khí phế thũng (LAA-950), bẫy khí (LAA-856), RVC856-950, diện tích thành phế quản (WA), lòng phế quản (LA) và độ dày thành phế quản (WT), tỷ lệ % mạch máu của phổi %HAV của bệnh nhân COPD trước và sau ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tuỷ xương.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện từ 10.2019 – 10.2020 trên 32 bệnh nhân COPD được chẩn đoán xác định COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2018, những bệnh nhân có với FEV1 < 60% được chọn vào nghiên cứu ghép tế bào gốc tự thân tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai (4 bệnh nhân GOLD II, 17 bệnh nhân GOLD III, 11 bệnh nhân GOLD IV). Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính định lượng QCT 2 lần, lần 1 trước ghép và lần 2 sau ghép 6 tháng bằng máy chụp CLVT 128 dãy của hãng Siemens (Somatom Definition Egde) tại Trung tâm Điện Quang – Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: Tỷ lệ % khí phế thũng (LAA-950) trước ghép 31,49% ±8.19, sau ghép 32,8% ±7.13), tỷ lệ % bẫy khí ở thì thở ra (LAA-856) trước ghép 63,65% ±8,74, sau ghép 61,41%±7,4 (khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,026), RVC856-950 trước ghép 0,83±1,82, sau ghép 3,58±1,76 (khác biệt có ý nghĩa p = 0,000), các chỉ số này tương quan tuyến tính với FEV1, BODE và phân loại GOLD. Tỷ lệ %WA sau ghép có thay đổi ở nhánh phế quản phân thuỳ 1 (trước ghép 70,74%, sau ghép 67,59%, p = 0,02) và nhánh hạ phân thuỳ 1 (trước ghép 79,19%, sau ghép 75,90%, p = 0,01), diện tích (LA), đường kính (ID) lòng phế quản sau ghép đều tăng lên ở các nhánh phế quản phân thuỳ và hạ phân thuỳ RB1, RB4, RB10, độ dày thành (WT) giảm đi ở các nhánh hạ phân thuỳ RB1-1, RB4-1, RB10-1 (tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05)
Kết luận: Các chỉ số khí phế thũng (LAA-950), bẫy khí (LAA-856, RVC856-950), tỷ lệ % thành phế quản (%WA), diện tích lòng (LA), đường kính (ID), độ dày thành (WT) phế quản đo trên cắt lớp vi tính định lượng QCT có tương quan với FEV1, FVC, GOLD, BODE trước và sau ghép tế bào gốc, có thể sử dụng để đánh giá mức độ, giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đánh giá trước và sau điều trị ghép tế bào gốc tự thân của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt lớp vi tính định lượng, bệnh lý COPD, đánh giá sau ghép tế bào gốc
Tài liệu tham khảo
2. Fujimoto K, Kitaguchi Y, Kubo K, Honda T. Clinical analysis of chronic obstructive pulmonary disease phenotypes classified using high-resolution computed tomography. Respirology. 2006;11(6):731-740. doi:10.1111/j.1440-1843.2006.00930.x
3. Nakano Y, Muro S, Sakai H, et al. Computed Tomographic Measurements of Airway Dimensions and Emphysema in Smokers: Correlation with Lung Function. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 2000;162(3):1102-1108. doi:10.1164/ajrccm.162.3.9907120
4. W. Richard Webb, MD, Nestor L. Muller, MD, PhD, David P. Naidich, MD, FACR, FAACP. High - Resolution of the Lung. Fifth. Lippincott Williams & Wilkings; 2015. LWW.com
5. Nguyễn Viết Tiến, Ngô Quý Châu, Lương Ngọc Khuê - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học.
6. Schroeder JD, McKenzie AS, Zach JA, et al. Relationships Between Airflow Obstruction and Quantitative CT Measurements of Emphysema, Air Trapping, and Airways in Subjects With and Without Chronic Obstructive Pulmonary Disease. American Journal of Roentgenology. 2013;201(3):W460-W470. doi:10.2214/AJR.12.10102
7. Washko GR. The Role and Potential of Imaging in COPD. Medical Clinics of North America. 2012;96(4):729-743. doi:10.1016/j.mcna.2012.05.003
8. Bodduluri S, Reinhardt JM, Hoffman EA, Newell JD, Bhatt SP. Recent Advances in Computed Tomography Imaging in Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Annals of the American Thoracic Society. 2018;15(3):281-289. doi:10.1513/AnnalsATS.201705-377FR
9. Matsuoka S, Yamashiro T, Washko GR, Kurihara Y, Nakajima Y, Hatabu H. Quantitative CT Assessment of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. RadioGraphics. 2010;30(1):55-66. doi:10.1148/rg.301095110
10. Occhipinti M, Paoletti M, Bigazzi F, et al. Emphysematous and Nonemphysematous Gas Trapping in Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Quantitative CT Findings and Pulmonary Function. Radiology. 2018;287(2):683-692. doi:10.1148/radiol.2017171519