KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỒI MÁU NÃO CẤP TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ THƯỜNG QUI VÀ CHỤP MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT TOF 3D

Nguyễn Viết Lợi1, Võ Thị Thúy Hằng2, Lê Quang Khang3, Nguyễn Thị Phương Loan4, Phan Công Chiến5, Phạm Ngọc Hoa5
1 Bệnh viện Quân Y 175
2 Đại học Y Dược TP HCM
3 Đại học y dược Tp HCM
4 Đại học y dược TP HCM
5 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường quy và chụp mạch máu bằng kỹ thuật TOF 3D và khảo sát sự thay đổi giá trị khuếch tán biểu kiến theo thời gian nhồi máu.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 221 bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp có chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 1/2018 – 12/2020. Các đặc điểm trên cộng hưởng từ được khảo sát bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm trên 5 năm gồm: sự thay đổi tín hiệu nhu mô não trên các hình trọng T1, T2, FLAIR, khuếch tán, tín hiệu mạch máu trên xung siêu nhạy từ (SWI) và chụp mạch bằng kỹ thuật TOF 3D.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 221 BN (136 nam, 85 nữ). Tuổi trung bình là 64,5 ± 13,7, tuổi nhỏ nhất là 28, lớn nhất là 96. Nhóm tuổi 60 – 79 chiếm đa số với 105 người (47,5%). Nhồi máu vùng phân bố động mạch não giữa chiếm chủ yếu (58,5%), nhồi máu vùng phân bố động mạch não trước và cuống não đơn thuần ít gặp nhất (1,1%). Tỉ lệ bất thường tín hiệu nhu mô não trên các hình T1W, T2W, FLAIR, DWI/ADC lần lượt là 85,5%; 87,3%; 90,0%; 97,3%. Tỉ lệ có giảm tín hiệu dòng chảy mạch máu đáng kể trên TOF3D là 35,7%.Tỉ lệ có dấu hiệu tín hiệu thấp lòng mạch và tín hiệu mạch máu thấp bất đối xứng hai bán cầu trên xung SWI lần lượt là 21,8% và 9,1%. Ngay sau khi nhồi máu não, giá trị khuếch tán biểu kiến tương đối (rADC) bắt đầu giảm dần và đạt thấp nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức giả bình thường vào khoảng ngày thứ 7.
Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. Xung khuếch tán có độ nhạy cao nhất trong phát hiện tổn thương. Xung TOF3D và SWI hữu ích trong phát hiện tín hiệu dòng chảy, dấu hiệu tín hiệu thấp lòng mạch và tín hiệu mạch máu thấp bất đối xứng hai bán cầu. Ngay sau khi nhồi máu não, giá trị khuếch tán biểu kiến tương đối bắt đầu giảm dần và đạt thấp nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4. Sau đó giá trị rADC tăng dần và đạt mức giả bình thường vào khoảng ngày thứ 7

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Guzik, A. & Bushnell, C. Stroke Epidemiology and Risk Factor Management. Continuum (Minneap Minn) 23, 15-39, doi:10.1212/con.0000000000000416 (2017).
2 Mozaffarian, D. et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation 133, e38-360, doi:10.1161/cir.0000000000000350 (2016).
3 Aubrey George Smith & Chris Rowland Hill. Imaging assessment of acute ischaemic stroke: a review of radiological methods. The British Journal of Radiology 91, 20170573, doi:10.1259/bjr.20170573 (2018).
4 Edlow, B. L., Hurwitz, S. & Edlow, J. A. Diagnosis of DWI-negative acute ischemic stroke: A meta-analysis. Neurology 89, 256-262, doi:10.1212/WNL.0000000000004120 (2017).
5 Jauch, E. C. et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 44, 870-947, doi:10.1161/STR.0b013e318284056a (2013).
6 Simonsen, C. Z. et al. Sensitivity of diffusion- and perfusion-weighted imaging for diagnosing acute ischemic stroke is 97.5%. Stroke 46, 98-101, doi:10.1161/strokeaha.114.007107 (2015).
7 Copen, W. A. et al. Ischemic Stroke: Effects of Etiology and Patient Age on the Time Course of the Core Apparent Diffusion Coefficient. Radiology 221, 27-34, doi:10.1148/radiol.2211001397 (2001).
8 Maeda, M., Yamamoto, T., Daimon, S., Sakuma, H. & Takeda, K. Arterial Hyperintensity on Fast Fluid-attenuated Inversion Recovery Images: A Subtle Finding for Hyperacute Stroke Undetected by Diffusion-weighted MR Imaging. American Journal of Neuroradiology 22, 632-636 (2001).
9 Kim, B. J. et al. Magnetic resonance imaging in acute ischemic stroke treatment. Journal of stroke 16, 131-145, doi:10.5853/jos.2014.16.3.131 (2014).10 Thomalla, G. et al. DWI-FLAIR mismatch for the identification of patients with acute ischaemic stroke within 4·5 h of symptom onset (PRE-FLAIR): a multicentre observational study. The Lancet. Neurology 10, 978-986, doi:10.1016/s1474-4422(11)70192-2 (2011).
11 Axer, H. et al. Time course of diffusion imaging in acute brainstem infarcts. Journal of Magnetic Resonance Imaging 26, 905-912, doi:https://doi.org/10.1002/jmri.21088 (2007).
12 Liang, J. et al. Susceptibility-weighted imaging in post-treatment evaluation in the early stage in patients with acute ischemic stroke. Journal of International Medical Research 47, 196-205, doi:10.1177/0300060518799019 (2018).
13 Park, M. G., Yoon, C. H., Baik, S. K. & Park, K. P. Susceptibility Vessel Sign for Intra-arterial Thrombus in Acute Posterior Cerebral Artery Infarction. J Stroke Cerebrovasc Dis 24, 1229-1234, doi:10.1016/j. jstrokecerebrovasdis.2015.01.021 (2015).
14 Boujan, T. et al. Value of Contrast-Enhanced MRA versus Time-of-Flight MRA in Acute Ischemic Stroke MRI. AJNR Am J Neuroradiol 39, 1710-1716, doi:10.3174/ajnr.A5771 (2018).