NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BÚI GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN TRÊN HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐỂ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP PARTO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Giãn tĩnh mạch thực quản-dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết hiêu hóa cao ở bệnh nhân xơ gan. Nút tắc tĩnh mạch ngược dòng bằng plug (PARTO) là kĩ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn, hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong bệnh lý giãn tĩnh mạch dạ dày đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn quốc. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm của búi giãn tĩnh mạch dạ dày là phương pháp cần được thực hiện trước khi can
thiệp PARTO.
Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và phân loại theo Kiyosue. 2. Đối chiếu cắt lớp vi tính đa dãy với DSA hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở các bệnh nhân có can thiệp ngược dòng PARTO.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện mô tả hồi cứu cắt ngang trên 91 bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày vào viện vì xuất huyết tiêu hóa được chụp MSCT trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020. Đặc điểm hình ảnh tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch thực quản, bàng hệ của hệ cửa, tĩnh mạch thận trái được mô tả và phân loại búi giãn theo Kiyosue trên MSCT và đối chiếu với chụp mạch trên nhóm bệnh nhân được can thiệp ngược dòng PARTO.
Kết quả: Trong số 91 trường hợp giãn tĩnh mạch dạ dày; đa số đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn ở mức độ trung bình từ 5-10mm (51 bệnh nhân), được cấp máu chủ yếu từ nhánh vị trái (84 bệnh nhân) và dẫn lưu về tĩnh mạch thực quản (60 bệnh nhân). Đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn đo được trên MSCT có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đến và không có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đi. Các búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu thuộc phân loại type 2B (~22%). Trong số 91 trường hợp, có 58 trường hợp có shunt vị thận, 2 trường hợp có shunt vị chủ, trong đó có 21 trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành can thiệp PARTO; có 02 trường hợp không có shunt vị thận nhưng có xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng PVTO. Đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp PARTO thì đường kính shunt vị thận đo được trên CLVT và đo được trên DSA không có sự khác biệt với p=0,083.
Kết luận: Búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu được cấp máu từ nhánh vị trái, và được dẫn lưu bởi tĩnh mạch thực quản và shunt vị thận. Khảo sát hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày là cần thiết để xét có chỉ định PARTO hay không, để lựa chọn vật liệu phù hợp và tiên lượng hiệu quả của can thiệp PARTO.
Từ khóa
xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày, can thiệp ngược dòng qua shunt vị thận bằng dù
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Ryan BM, Stockbrugger RW, Ryan JM. A pathophysiologic, gastroenterologic, and radiologic approach to the management of gastric varices. Gastroenterology. 2004;126(4):1175-1189. doi:10.1053/j.gastro.2004.01.058
2. Endoscopic injection sclerosis in bleeding gastric varices - PubMed. Accessed August 25, 2020. https:// pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3488937/
3. Sarin SK. Long-term follow-up of gastric variceal sclerotherapy: an eleven-year experience. Gastrointest Endosc. 1997;46(1):8-14. doi:10.1016/s0016-5107(97)70202-5
4. Adams DH. Hepatology: a Textbook of Liver Disease, 4th edition. Gut. 2003;52(8):1230-1231.
5. Wani ZA, Bhat RA, Bhadoria AS, Maiwall R, Choudhury A. Gastric varices: Classification, endoscopic and ultrasonographic management. J Res Med Sci Off J Isfahan Univ Med Sci. 2015;20(12):1200-1207. doi:10.4103/1735-1995.172990
6. Kiyosue H, Mori H, Matsumoto S, Yamada Y, Hori Y, Okino Y. Transcatheter obliteration of gastric varices. Part 1. Anatomic classification. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc. 2003;23(4):911-920. doi:10.1148/ rg.234025044
7. Hosking SW, Johnson AG. Gastric varices: a proposed classification leading to management. Br J Surg. 1988;75(3):195-196. doi:10.1002/bjs.1800750303
8. Watanabe K, Kimura K, Matsutani S, Ohto M, Okuda K. Portal hemodynamics in patients with gastric varices. A study in 230 patients with esophageal and/or gastric varices using portal vein catheterization. Gastroenterology. 1988;95(2):434-440. doi:10.1016/0016-5085(88)90501-x
9. Watanabe K, Kimura K, Matsutani S, Ohto M, Okuda K. Portal hemodynamics in patients with gastric varices. A study in 230 patients with esophageal and/or gastric varices using portal vein catheterization. Gastroenterology. 1988;95(2):434-440. doi:10.1016/0016-5085(88)90501-x
10. Spontaneous porto-systemic shunts in liver cirrhosis: Clinical and therapeutical aspects. Accessed August 25, 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7183860/