Giá trị các thông số bán định lượng của cộng hưởng từ động học trong chẩn đoán phân biệt tổn thương vú lành tính và ác tính

Lê Thị Diễm1,, Lâm Thanh Ngọc2, Cao Thiên Tượng3, Võ Tấn Đức2
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược TP.HCM
3 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị các thông số bán định lượng (TSBĐL) của cộng hưởng từ động học (CHTĐH) trong chẩn đoán
phân biệt (CĐPB) tổn thương vú lành tính và ác tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 63 bệnh nhân nữ có tổn thương vú được chụp CHTĐH vú trước khi điều trị
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2020. Tìm giá trị các TSBĐL (độ dốc thải thuốc (SIslope), độ dốc bắt thuốc
đỉnh (MSI) và tỉ lệ phần trăm bắt thuốc đỉnh (Epeak)) trong CĐPB tổn thương vú lành và ác tính; so sánh giá trị của đường cong
động học theo Hội Điện quang Mỹ (ACR) phiên bản 5 (năm 2013) và phương pháp bán định lượng (BĐL). Các yếu tố khảo sát
của CHTĐH được so sánh với kết quả giải phẫu bệnh (GPB).
Kết quả: Nghiên cứu gồm 63 BN nữ với 72 tổn thương vú (40 lành tính và 32 ác tính). Diện tích dưới đường cong ROC
của SIslope, MSI và Epeak tương ứng là 0,908; 0,702 và 0,734. Giá trị chẩn đoán của đường cong động học theo ACR và phương
pháp BĐL tương ứng là: độ nhạy 68,8% và 87,5%; độ đặc hiệu 87,5% và 85%; độ chính xác 79,2% và 86,1%.
Kết luận: Các TSBĐL của CHTĐH có giá trị tốt giúp CĐPB tổn thương vú lành và ác tính. Phân tích đường cong động
học theo phương pháp BĐL giúp tăng độ chính xác chẩn đoán so với phương pháp của ACR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morris EA, Comstock CE, Lee CH, et al. (2013). "ACR BI-RADS Magnetic Resonance Imaging". ACR BI-RADS
Atlas, Breast Imaging Reporting and Data System, American College of Radiology.
2. Ebrahim YGS, Louis MR, Ali EA (2018). "Multi-parametric dynamic contrast enhanced MRI, diffusion-weighted MRI
and proton-MRS in differentiation of benign and malignant breast lesions: Imaging interpretation and radiologypathology
correlation". The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 49 (4), pp. 1175-1181.
3. Yin J, Yang J, Jiang Z (2019). "Classification of breast mass lesions on dynamic contrast-enhanced magnetic
resonance imaging by a computer-assisted diagnosis system based on quantitative analysis". Oncol Lett, 17
(3), pp. 2623-2630.
4. El Khouli RH, Macura KJ, Kamel IR, et al. (2011). "3-T dynamic contrast-enhanced MRI of the breast: pharmacokinetic
parameters versus conventional kinetic curve analysis". AJR Am J Roentgenol, 197 (6), pp. 1498-505.
5. Newell D, Nie K, Chen JH, et al. (2010). "Selection of diagnostic features on breast MRI to differentiate between
malignant and benign lesions using computer-aided diagnosis: differences in lesions presenting as mass and
non-mass-like enhancement". Eur Radiol, 20 (4), pp. 771-81.
6. Hồ Thị Minh Hòa (2020). "Vai trò của cộng hưởng từ động học trong chẩn đoán ung thư vú, Luận văn chuyên
khoa cấp II, Đại Học Y Dược TPHCM.
7. Ellis IO, Carder P, Hales S, Lee AHS, Pinder SE (2016). "Pathology reporting of breast disease in surgical
excision specimens incorporating the dataset for histological reporting of breast cancer”, The Royal College of
Pathologists, 35-105.
8. Kuhl CK, Keulers A, Strobel K, et al. (2018). "Not all false positive diagnoses are equal: On the prognostic
implications of false-positive diagnoses made in breast MRI versus in mammography / digital tomosynthesis
screening". Breast Cancer Research, 20 (1), pp. 13.
9. Worsham MJ, Raju U, Lu M, et al. (2007). "Multiplicity of benign breast lesions is a risk factor for progression
to breast cancer". Clin Cancer Res, 13 (18 Pt 1), pp. 5474-9.
10. Thái Dương Ánh Thủy, Lê Hồng Cúc, Võ Tấn Đức (2017). "Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư
vú, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh