NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THỂ LỒI VÀO BÀNG QUANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thể lồi vào bàng quang bằng phương pháp nút mạch.
Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân được chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thể lồi vào bàng quang và được điều trị bằng phương pháp nút mạch. Các bệnh nhân được theo dõi và đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng lâm sàng và độ giảm mức độ lồi của tuyến tiền liệt vào lòng bàng quang sau nút mạch so với trước nút mạch.
Kết quả: Nút động mạch tuyến tiền liệt dẫn đến giảm IPP đáng kể (16.9 ± 7.9 mm trước nút mạch và 13.2 ± 6.6 mmm ± sau nút mạch, p <0.001) (Hình 1), không có biến chứng. IPSS, chất lượng cuộc sống (QoL), kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) và thể tích tuyến tiền liệt giảm đáng kể sau nút mạch, lưu lượng dòng dòng tiểu tối đa (Qmax) tăng có ý nghĩa sau nút mạch. Có một mối tương quan đáng kể giữa sự giảm IPP và sự giảm IPSS (r = 0.628, p = 0.001).
Kết luận: Bệnh nhân giảm IPP đáng kể cũng như cải thiện triệu chứng đáng kể sau nút mạch, và những sự cải thiện này có mối tương quan chặt chẽ.
Từ khóa
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, lồi vào bàng quang, nút động mạch tuyến tiền liệt.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Berry, S.J., et al., The development of human benign prostatic hyperplasia with age. The Journal of urology, 1984. 132(3): p. 474-479.
2. Bilhim, T., Prostatic Artery Embolization and the Median Lobe: Stuck in the Middle with You? Journal of vascular and interventional radiology: JVIR, 2019. 30(11): p. 1817.
3. Shin, S.H., et al., Defining the degree of intravesical prostatic protrusion in association with bladder outlet obstruction. Korean journal of urology, 2013. 54(6): p. 369-372.
4. Sigdel, G. and W. Belokar, Clinical significance of intravesical prostatic protrusion in patients with benign prostatic hyperplasia. Journal of Universal College of Medical Sciences, 2015. 3(1): p. 6-10.
5. Chia, S., et al., Correlation of intravesical prostatic protrusion with bladder outlet obstruction. BJU international, 2003. 91(4): p. 371-374.
6. Carnevale, F.C., A.M. Moreira, and A.A. Antunes, The “PErFecTED technique”: proximal embolization first, then embolize distal for benign prostatic hyperplasia. Cardiovascular and interventional radiology, 2014. 37(6): p. 1602-1605.
7. Lim, K.B., et al., Comparison of intravesical prostatic protrusion, prostate volume and serum prostatic‐specific antigen in the evaluation of bladder outlet obstruction. International journal of urology, 2006. 13(12): p. 1509- 1513.
8. Lee, L.S., et al., Intravesical prostatic protrusion predicts clinical progression of benign prostatic enlargement in patients receiving medical treatment. International journal of urology, 2010. 17(1): p. 69-74.
9. Lee, C.H. and H.K. Ha, Intravesical prostatic protrusion as a predictor of early urinary continence recovery after laparoscopic radical prostatectomy. International Journal of Urology, 2014. 21(7): p. 653-656.