KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NÚT THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH CỬA TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
thư biểu mô tế bào gan (HCC) giai đoạn tiến triển xuất hiện thông động tĩnh mạch cửa (APS) có tiên lượng xấu, điều trị khó khăn. Can thiệp nội mạch qua đường động mạch gan sử dụng các vật liệu nút mạch gây tắc luồng thông là phương pháp
điều trị có thể xem xét lựa chọn cho các trường hợp này.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu trong điều trị nút tắc thông động tĩnh mạch cửa ở các bệnh nhân
ung thư biểu mô tế bào gan.
Đối tượng và phương pháp: 37 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan có thông động tĩnh mạch
cửa trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020, được nút mạch hóa chất với các vật liệu tùy thuộc vào mức độ phân loại
APS. Theo dõi lâm sàng ngay sau điều trị và đánh giá hiệu quả tại thời điểm 1-3 tháng sau điều trị. Đáp ứng khối u được đánh
giá bằng tiêu chuẩn đáp ứng khối u đặc cải tiến (mRCIST) và chỉ điểm u. Hiệu quả nút APS được đánh giá dựa vào phim chụp
MSCT có tiêm thuốc cản quang, hoặc MRI có tiêm thuốc đối quang từ hoặc kết hợp phim chụp mạch gan số hóa xóa nền (DSA)
có đối chiếu phân loại và phim cũ trước điều trị. Tính an toàn được đánh giá qua các xét ngiệm chức năng gan tại thời điểm sau
điều trị 2-5 ngày và 1 tháng.
Kết quả: Tất cả các thủ thuật can thiệp đều thành công mà không có bất kỳ biến chứng nào liên quan đến thủ thuật. Tỷ
lệ cải thiện APS ngay lập tức là 89,2% (33/37 bệnh nhân), và tỷ lệ cải thiện APS ở lần theo dõi đầu tiên là 70.3% (26/37 bệnh
nhân). Trên phim chụp MSCT có tiêm thuốc cản quang hoặc MRI có tiêm thuốc đối quang từ hoặc DSA tại thời điểm 1-3 tháng
kể từ lần nút mạch đầu tiên tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn (CR), đáp ứng một phần (PR), bệnh ổn định (SD) và bệnh tiến triển (PD)
của khối u lần lượt là 3 (8.2%), 14 (37.8%), 18 (48.6%) và 2 (5.4%).
Kết luận: Nút mạch gây tắc luồng thông động tĩnh mạch cửa (APS) là phương pháp an toàn và có tính hiệu quả cao ở
bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan.
Từ khóa
Thông động tĩnh mạch cửa, nút mạch hóa chất, ung thư biểu mô tế bào gan.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Huang M-S, Lin Q, Jiang Z-B, et al. Comparison of long-term effects between intra-arterially delivered ethanol and Gelfoam for the treatment of severe arterioportal shunt in patients with hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol. 2004;10(6):825.
3. Luo M, Shan H, Jiang Z, Li L, Huang H, Zhang J. Study of the capability of multislice CT to diagnose arterioportal shunt in hepatocellular carcinoma. Chinese J Clin Oncol. 2004;1(5):312-316.
4. Wu H, Zhao W, Zhang J, Han J, Liu S. Clinical characteristics of hepatic Arterioportal shunts associated with hepatocellular carcinoma. BMC Gastroenterol. 2018;18(1):1-6.
5. Yeo JK, Hae GL, Jeong MP, et al. Polyvinyl alcohol embolization adjuvant to oily chemoembolization in advanced hepatocellular carcinoma with arterioportal shunts. Korean J Radiol. 2007;8(4):311-319. doi:10.3348/ kjr.2007.8.4.311
6. Vogl TJ, Nour-Eldin N-E, Emad-Eldin S, et al. Portal vein thrombosis and arterioportal shunts: effects on tumor response after chemoembolization of hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol WJG. 2011;17(10):1267.
7. Duan F, Bai Y, Cui L, Li X, Yan J, Zhu H. Transarterial embolization with N-butyl 2-cyanoacrylate for the treatment of arterioportal shunts in patients with hepatocellular carcinoma. J Cancer Res Ther. 2017;13(4):631.
8. Shi H Bin, Yang ZQ, Liu S, et al. Transarterial embolization with cyanoacrylate for severe arterioportal shunt complicated by hepatocellular carcinoma. Cardiovasc Intervent Radiol. 2013;36(2):412-421. doi:10.1007/s00270-012-0410-4