BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TOÀN THÂN TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ PHỔI

Ngô Quang Định1, Ngô Lê Lâm1, Vũ Đăng Lưu1, Đỗ Ngọc Giao1, Phạm Minh Thông1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương, di căn của UTP trên CHTTT và bước đầu nghiên cứu giá trị của chụp cộng hưởng từ toàn thân trong đánh giá giai đoạn của UTP có đối chiếu với PDG-PET-CT.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 46 BN UTP được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả giải phẫu bệnh từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011 tại Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các BN này đều được chụp CHTTT, trong đó có 21 BN được chụp cả PET CT để tìm các tổn thương di căn. Mô tả đặc điểm tổn thương UTP và các tổn thương di căn trên CHT, đồng thời đối chiếu so sánh chẩn đoán giai đoạn UTP có đối chiếu với kết quả PET-CT.
Kết Quả: Kích thước trung bình u 44,4±22,15 mm; mức độ giảm khuếch tán trung bình khối u phổi 4,02±0,83 điểm; 67,5% UTP tại thời điểm quan sát có xâm lấn trung thất, màng phổi; 54,3% UTP có di căn hạch, 28,3% di căn xương, 26,1% di căn não, 15,2% di căn gan, 8,6% di căn tuyến thượng thận. Đánh giá giai đoạn theo T, N, M, và TNM đối chiếu giữa 2 phương pháp CHTTT và FDG-PET-CT cho kết quả chỉ số Kappa lần lượt là 0,601; 0,516; 0,904; 0,846 với P<0,05.
Kết luận: CHTTT với từ lực cao 1.5T trở lên có thể là một phương pháp được lựa chọn có độ tin cậy cao trong chẩn đoán giai đoạn của UTP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Trọng Khoa, T.Đ.H.v.c.c.s. (2010), “Giá trị của PET/CT trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ”. Tạp chí Ung thư Bạch Mai.
2. Antoch, G., et al. (2003), “Whole-body dual-modality PET/CT and whole-body MRI for tumor staging in oncology”. JAMA. 290(24): p. 3199-206.
3. Gdeedo, A., et al. (1997), “Comparison of imaging TNM [(i)TNM] and pathological TNM [pTNM] in staging of bronchogenic carcinoma”. Eur J Cardiothorac Surg. 12(2): p. 224-7.
4. Kinkel, K., et al. (2002), “Detection of hepatic metastases from cancers of the gastrointestinal tract by using noninvasive imaging methods (US, CT, MR imaging, PET): a meta-analysis”. Radiology. 224(3): p. 748-56.
5. Ohno, Y., et al. (2008), “Non-small cell lung cancer: whole-body MR examination for M-stage assessment--utility for whole-body diffusion-weighted imaging compared with integrated FDG PET/CT”. Radiology. 248(2): p. 643-54.
6. Plathow, C., et al. (2008), “Positron emission tomography/computed tomography and whole-body magnetic resonance imaging in staging of advanced nonsmall cell lung cancer--initial results”. Invest Radiol. 43(5): p. 290-7.
7. Taneja, S. (2007), “Incidence of Asymptomatic Brain Metastasis in Lung Cancer Patients at initial Staging Work-up – a Study of 211 Cases”.
8. Yang F., et al. (2010), “Relationship between tumor size and disease stage in non-small cell lung cancer”. BMC Cancer. 10: p. 1-6.
9. Yi, C.A., et al. (2008), “Non-small cell lung cancer staging: efficacy comparison of integrated PET/CT versus 3.0-T whole-body MR imaging”. Radiology. 248(2): p. 632-42.