NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA XẠ HÌNH SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM

BS Lê Ngọc Hà1, bs Vũ Thị Phương Lan1
1 Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của các tổn thương trên xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở các bệnh nhân (BN) sau nhồi máu cơ tim (NMCT).
Đối tượng và phương pháp: 116 BN sau NMCT được chụp gated SPECT xạ hình tưới máu cơ tim (XHTMCT) bằng Tc99m-sestamibi tại khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 3/2007 - 5/2010 và theo dõi các biến cố tim mạch trong vòng 23,27 ± 9,9 tháng.
Kết quả: Tỉ lệ biến cố cơn đau thắt ngực và/hoặc NMCT tái phát và thủ thuật tái tưới máu cao hơn ở nhóm khuyết xạ có hồi phục (92,1 so với 76,9, p<0,05 và 95,8% so với 72,1%, p<0,01). Khuyết xạ cố định cao hơn có ý nghĩa ở nhóm suy tim so với nhóm không có biến cố này (47,2% so với 6,1%, p<0,001). Nhóm có cơn đau thắt ngực và/hoặc NMCT tái phát có tỉ lệ khuyết xạ mức độ nặng 94,7% và diện rộng 76,9% cao hơn rõ rệt so với nhóm không có biến cố này (76,9% và 69,2%) với p<0,05. Ở nhóm BN suy tim, khuyết xạ mức độ nặng chiếm tỉ lệ 97,1% và diện rộng 76,8% so với nhóm không suy tim là 88,2% và 70,7% (p<0,05). Nhóm BN tử vong có khuyết xạ diện rộng là 100% so với 72% ở nhóm không tử vong. Giá trị định lượng tổng điểm tưới máu pha gắng sức (SSS) và tổng điểm tưới máu pha nghỉ (SRS) tăng rõ rệt ở nhóm có biến cố tim mạch so với nhóm không có biến cố (18,17 ± 5,3 so với 13,5 ± 3,65, p<0,001 và 14,77 ± 5,46 so với 11,04 ± 3,58, p<0,01).
Kết luận: Các đặc điểm hình ảnh trên XHTMCT có giá trị tiên lượng biến cố tim mạch ở BN sau NMCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Hà (2009), “Giá trị và vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim trong lâm sàng”, Tạp chí y dược học lâm sàng 108 tập 4, tr 51-58.
2. Acampa W., Spinelli L., Petretta M. et al (2005), “Prognostic Value of Myocardial Ischemia in Patiens with Uncomplicated Acute Myocardial Infarction: Direct Comparison of Stress Echocardiography and Myocardial Perfusion Imaging”, J Nucl Med, 46: 417-423.
3. Brown K.A., Heller G.V., Landin R.S. et al (1999), “Early Dipyridamole 99mTc-Sestamibi Single Photon Emission Computed Tomographic Imaging 2 to 4. Days After Acute Myocardial Infarction Predicts In-Hospital and Postdischarge Cardiac Events Comparison With Submaximal Exercise
Imaging”, Circulation; 100: pp.2060-2066.
5. Hansen Ch.L., Goldstein R.A., Akinboboye O.O. et al (2007), “ASNC Imaging Guidelines For Nuclear Cardiology Procedures: Myocardial perfusion
and function: Single photon emission computed tomography”, J Nucl Cardiol; 14:e39-60.
6. Kaya E., Entok E., Cavusoglu Y. et al (2008), “Short – Term Prognostic Value of Rest Tc 99m – MIBI Gated SPECT After Acute Non – Q Wave yocardial Infarction”, Eur J Gen Med;5(3): pp.170-177.
7. Lloyd-Jones D., Adams R.J., Brown T.M. et al (2010), ”Heart Disease and Stroke Statistics—2010 Update: A Report From the American Heart Association, Circulation; 121: pp.e46-e215.
8. Mahmarian J.J., Shaw L.J., Filipchuk N.G. et al (2006), “A Multinational Study to Establish the Value of Early Adenosine Technetium-99m Sestamibi Myocardial Perfusion Imaging in Identifying a Low-Risk Group for Early Hospital Discharge After Acute Myocardial Infarction” , J Am Coll Cardiol, 48: pp.2448 –57.
9. Mahmarian J.J., Dwivedi G., Lahiri T. (2004), “Role of nuclear cardiac imaging in myocardial infarction: Postinfarction risk stratification”, J Nucl Cardiol;11: pp.186-209.
10. Udelson JE, Flint EJ (2004) “Radionuclide imaging in risk assessment after acute coronary syndromes”. Heart; 90 (Suppl V): pp.v16-v25.
11. Zellweger M.J., Dubois E.A., Lai S. et al (2002), “Risk stratification in patients with remote prior myocardial infarction using rest-stress myocardial perfusion SPECT: Prognostic value and impact on referral to early catheterization”, J Nucl Cardiol; 9: pp.23-32.