ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ: KẾT QUẢ 3 NĂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp nhất trong ung thư đường tiêu hóa. Ở Việt Nam, ung thư trực tràng đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày. Đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ đóng vai trò quyết định trong việc chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.
Mục tiêu: Xác định vai trò của chụp cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 bệnh nhân ung thư trực tràng được chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong thời gian 3 năm. Kết quả đánh giá giai đoạn trước mổ được so sánh với những đặc điểm giải phẫu bệnh sau mổ.
Kết quả: Cộng hưởng từ có thể đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư trực tràng trong 89% các trường hợp. Độ chính xác trong đánh giá di căn hạch là 92,5%.
Kết luận: Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chính xác để đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư trực tràng, cộng hưởng từ, carcinoma trực tràng
Tài liệu tham khảo
1. Adam DR and Blatchford (1999), “Use of preoperative ultrasound staging for treatment of rectal cancer”, Dis colon rectum, 42: 159 – 166.
2. Bali C, et al (2004), “Assessment of local stage in rectal cancer using endorectal ultrasonography”, Tech coloproctol, 8: 170-173.
3. Bipat Shandra and Afina S. Glas (2004), “Rectal cancer: local staging and assessment of lymph node involvement with endoluminal US, CT and MR imaging – A meta-analysis”, Radiology, 232: 773-783.
4. Bissett Ian P. and Charatha C. Fernando (2001), “Identification of the fascia propria by magnetic resonance imaging and its relevance to preoperative assessment of rectal cancer”, Dis colon rectum, 44(2): 259-265.
5. Botterill I. D. and D.M. Blunt (2001), “Evaluation of the role of preoperative magnetic resonance imaging in the management of rectal cancer”, Blackwell science Ltd, 3: 295-303.
6. De Lange Eduard E. and Robert E. Flechner (1990), “Preoperative staging of rectal carcinoma with MR imaging: Surgical and histopathologic correlation”, Radiology, 176: 623-628.
7. Gagliardi Giuseppe, et al (2002), “Preoperative staging of rectal cancer using magnetic resonance imaging with external phase-arrayed coils”, Arch surg, 137: 447-451.
8. Kim Nam Kyu and Myung Jin Kim (2000),“Preoperative staging of rectal cancer with MRI: accuracy and clinical usefulness”, Annals of surgical
oncology, 7(10): 732-737.
9. Lafrate Franco and Andrea Laghi (2006), “Preoperative staging of rectal cancer with MR imaging: Correlation with surgical and histopathologic findings”,
Radiographics, 26: 701-714.
10. Mathur P. and J. Smith (2003), “Comparison of CT and MRI in the preoperative staging of rectal adenocarcinoma and prediction of circumferential resection margin involvement by MRI”, Colorectal disease, 5: 396-401.