BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SIÊU ÂM ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY VÙNG CỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ, qua đó đề xuất vị trí thích hợp cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm.
Đối tượng và phương pháp: Với 15 bệnh nhân đến khám, tuổi từ 32 đến 83 tại khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Trung Ương Huế từ 3/2012 đến 4/2012. Bệnh nhân được tiến hành siêu âm xác định đám rối thần kinh cánh tay, mô tả đặc điểm và mối liên quan đám rối với các cấu trúc lân cận. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Hình ảnh đám rối thần kinh cánh tay vùng liên cơ bậc thang và hố thượng đòn khảo sát được tốt trong tất cả các trường hợp, riêng vùng dưới đòn chỉ khảo sát được ở 3 trong số 15 trường hợp chiếm 20%. Hình ảnh siêu âm đám rối thần kinh cánh tay thay đổi từ các nốt giảm âm tạo thành chuỗi tương ứng với thân đám rối ở khe liên cơ bậc thang và hình chùm nho hay tổ ong tương ứng với phân ngành đám rối ở hố thượng đòn cho đến các nốt tăng âm ở vùng dưới đòn tương ứng với các bó thần kinh. Khẩu kính dây thần kinh giảm dần từ rễ đến bó sợi, đám rối nằm nông từ rễ đến phân ngành và sâu dần khi tách ra các bó. Về tương quan giải phẫu với các cấu trúc xung quanh, đám rối liên quan với các cơ ức đòn chũm, cơ bậc thang trước và giữa ở khe liên cơ bậc thang, liên quan với động mạch dưới đòn ở hố thượng đòn và liên quan với bó mạch nách, phổi và màng phổi ở vùng dưới đòn. Vị trí đám rối ngang mức khe liên cơ bậc thang là thích hợp nhất cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm, nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất.
Kết luận: Qua nghiên cứu bước đầu về đặc điểm giải phẫu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ, chúng tôi thấy siêu âm với độ phân giải cao (đầu dò tần số 7- 10 MHz) cho phép khảo sát tốt ĐRTKCT từ rễ cho đến phân ngành, chỉ khảo sát được các bó thần kinh trong 20% trường hợp. Vị trí khe liên cơ bậc thang là sự lựa chọn tốt nhất cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm tăng tỉ lệ thành công và giảm tai biến.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Hans Peter Haber, Nektarios Sinis, Max Haerle, Hans-Eberhand Schaller. Sonography of Brachial Plexus Traction Injuries. AJR, June 2006, 186: 1786- 1791.
2. Anahi Perlas MD, FRCPC; Vincent Chan MD, FRCPC. Ultrasound-Assisted Nerve.http://www.nysora.com/peripheral_nerve_blocks/ultrasound guided_techniques/3063-ultrasound_assisted_nerve_blocks.html.
3. Perlas, Anahi M.D; Chan, Vincent W. S. M. D; Simons, Martin M.D. Brachial Plexus Examination and Localization Using Ultrasound and Electrical Stimulation: A Volunteer Study. Anesthesiology, August 2003- Volume 99- Issue 2- pp 429-435.
4. Ban C.H. Tsui, Dip Eng, B.Sc; B. Pharm, MD, MSc, FRCPC. Atlas of Ultrasound and Nerve Stimulation- Guided Regional Anesthesia. 2007, 67-68.