KẾT QUẢ BAN ĐẦU CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG TÁI THÔNG HẸP TẮC MẠN TÍNH ĐỘNG MẠCH CHẬU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả ban đầu của can thiệp nội mạch trong điều trị tái thông bệnh lý hẹp tắc mạn tính động mạch chậu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên tiến cứu, gồm 21 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp tắc mạn tính động mạch chậu tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 9/2011 đến 6/2012, có chỉ định tái thông bằng can thiệp nội mạch.
Kết quả nghiên cứu: 21 bệnh nhân với 28 động mạch chậu được can thiệp nội mạch. Mở đường vào động mạch đùi chung 2 bên được thực hiện ở 100% các trường hợp, trong đó có một trường hợp thất bại phải thực hiện qua đường vào động mạch cánh tay. Không có trường hợp nào có tai biến liên quan đến mở đường vào động mạch. Có 89,3% (25/28) trường hợp được đặt stent lòng mạch trong kết hợp nong tạo hình lòng mạch qua da trong đó 100% các stent nở hoàn toàn, không có biến chứng rách, vỡ động mạch. Tỉ lệ thành công tái thông lòng mạch là 100%, trong đó có 96,4% (27/28) đi qua được vị trí tổn thương trong lần can thiệp đầu tiên. Không có trường hợp nào tái hẹp phải tái thông lần 2 trong thời gian theo dõi từ 1 đến 6 tháng, 100% các trường hợp có cải thiện triệu chứng đau cách hồi và chỉ số ABI.
Kết luận: Kết quả ban đầu cho thấy điều trị tái thông hẹp tắc động mạch chậu bằng can thiệp nội mạch là kĩ thuật an toàn, hiệu quả trong mục tiêu lập lại tuần hoàn động mạch chậu.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bosch JL, Hunink MG. Meta-analysis of the results of percutaneous transluminal angioplasty and stent placement for aortoiliac occlusive disease. Radiology. 1997;204:87–96.
3. Brewster DC. Current controversies in the management of aortoiliac occlusive disease. J Vasc Surg. 1997;25:365–379
4. De Vries SO, Hunink MG. Results of aortic bifurcation grafts for aor-toiliac occlusive disease: a meta-analysis. J Vasc Surg. 1997;26:558–569.
5. Dotter CT, Judkins MP. Transluminal treatment of arteriosclerotic obstruction: description of a new technic and a preliminary report of its application. Circulation. 1964;30:654–670.
6. Hans, S. S., DeSantis, D., Siddiqui, R., and Khoury, M. (2008) Results of endovascular therapy and aortobifemoral grafting for Transatlantic Inter-Society type C and D aortoiliac occlusive disease, Surgery 2008; 144, 583-589; discussion 589-590.
7. Kannel WB, et al.. Intermittent claudication: incidence in the Framingham Study. Circulation. 1970;41:875-883.
8. Murphy TP, et al.. Aortoiliac insufficiency: longterm experience with stent placement for treatment. Radiology. 2004;231:243–249.
9. Palmaz JC, et al.. Placement of balloonexpandable intraluminal stents in iliac arteries: first 171 procedures. Radiology. 1990;174(3 pt 2):969–975.
10. Pentecost MJ, et al.. Guidelines for peripheral percutaneous translu-minal angioplasty of the abdominal aorta and lower extremity vessels. A
statement for health professionals from a Special Writing Group of the Councils on Cardiovascular Radiology, Arteriosclerosis, Cardio-Thoracic and Vascular Surgery, Clinical Cardiology, and Epidemiology and Prevention, the American Heart Association. J Vasc Interv Radiol. 2003;14(9 pt 2):S495–S515.