ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ NÚT MẠCH PHỐI HỢP BƠM TRỰC TIẾP Ổ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ TRƯỚC PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp gây tắc ổ dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng đường nội mạch có phối hợp tiêm trực tiếp trước phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng, tiến hành trên 16 bệnh nhân (BN) trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 4/2012, tại Bệnh viện Việt Đức.
Kết quả: tổng số 16 BN được nút tắc ổ dị dạng bằng đường nội mạch có phối hợp bơm trực tiếp ổ dị dạng qua da, nằm trong độ tuổi 20-40 là chủ yếu (66,5%), có 20 lần can thiệp trước phẫu thuật, tắc gần hoàn toàn ổ dị dạng đạt (80%), phẫu thuật lấy bỏ hoàn toàn ổ dị dạng đạt 94%, hiệu quả cầm máu trong mổ đạt 88,2%. Thời gian nằm viện trung bình với các BN can thiệp và phẫu thuật 1 lần là 11,9 ngày.
Kết luận: phương pháp gây tắc ổ dị dạng bằng đường nội mạch phối hợp với tiêm trực tiếp ổ dị dạng bằng keo sinh học là phương pháp an toàn, hiệu quả, làm giảm nguy cơ chảy máu trong mổ, đem lại khả năng lấy bỏ toàn bộ tổn thương, tránh tái phát cho BN.
Từ khóa
dị dạng động – tĩnh mạch, gây tắc mạch nội mạch, tiêm trực tiếp qua da, keo sinh học
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. P. S. Bhandari, et al., (2008), “Management strategy for facial arteriovenous malformations”, Indian J Plast Surg. 41(2): p. 183-9.
2. W. L. Chen, et al., (2009), “A multidisciplinary approach to treating maxillofacial arteriovenous malformations in children”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 108(1): p. 41-7.
3. S. K. Cho, et al., (2006), “Arteriovenous malformations of the body and extremities: analysis of therapeutic outcomes and approaches according to a modified angiographic classification”, J Endovasc Ther. 13(4): p. 527-38.
4. M. H. Han, et al., (1999), “Craniofacial arteriovenous malformation: preoperative embolization with direct puncture and injection of n-butyl
cyanoacrylate”, Radiology. 211(3): p. 661-6.
5. Raul Mattassi, et al., (2009), ed.^eds.Hemangiomas and Vascular Malformations: An Atlas of Diagnosis and Treatment. Springer: Milan. 336.
6. P. Redondo, (2007), “[Vascular malformations (I). Concept, classification, pathogenesis and clinical features]”, Actas Dermosifiliogr. 98(3): p. 141 58.
7. P. Redondo, (2007), “[Vascular malformations (II). Diagnosis, pathology and treatment]”, Actas Dermosifiliogr. 98(4): p. 219-35.
8. R. J. Rosen, et al., (2004), “The use of cyanoacrylate adhesives in the management of congenital vascular malformations”, Semin Intervent Radiol. 21(1): p. 59-66.
9. C. W. Ryu, et al., (2007), “Percutaneous direct puncture glue embolization of high-flow craniofacial arteriovenous lesions: a new circular ring compression device with a beveled edge”, AJNR Am J Neuroradiol. 28(3): p. 528-30.