Xây dựng và ứng dụng biểu đồ phát triển thai nhi cho người Việt Nam ở Bệnh viện Từ Dũ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: biểu đồ phát triển thai nhi bằng các số đo siêu âm là các thông số cơ bản nhất để đánh giá sự phát triển của thai nhi, là nền tảng cơ bản của các vấn đề sức khỏe thai như đánh giá thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá to ở những thai phụ có rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ, đánh giá sự trưởng thành của thai ở những thai phụ không nhớ rõ kinh cuối và không khám thai. Mục tiêu nhằm xây dựng mô hình biểu đồ phát triển thai nhi qua số đo đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi từ 14 đến 40 tuần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Từ Dũ, 1843 thai phụ được chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi thu thập các thông số siêu âm từ 14 đến 40 tuần. Chọn phương trình hồi quy từng thông số, có hệ số tương quan R2 cao nhất theo tuổi thai sau khi đã kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy các thông số siêu âm theo tuổi thai.
Kết quả và kết luận: bảng bách phân vị các thông số siêu âm theo tuổi thai của chúng tôi mang đặc trưng riêng và hoàn toàn khác với các bảng bách phân vị của các tác giả khác. Ứng dụng: xây dựng trang web ứng dụng quản lý tăng trưởng thai nhi.
Từ khóa
mô hình hồi quy, thông số siêu âm.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Dũng. (2007). Thống kê phân tích biến số định lượng với Stata. In Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê với phần mềm Stata 8.0. (pp. 144-165). Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Tương quan hồi quy và tuyến tính. In Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Vol. 1, pp. 195-231). Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức.
3. Chitty L. S., Altman D. G., Henderson A., Campbell S. (1994), “Charts of fetal size: 1. Methodology”. Br J Obstet Gynaecol, 101(1), 35-43. 4. Leung T. N., Pang M. W., Daljit S. S., Leung T. Y., Poon C. F., Wong S. M., et al. (2008), “Fetal biometry in ethnic Chinese: biparietal diameter, head circumference, abdominal circumference and femur length”. Ultrasound Obstet Gynecol, 31(3), 321-327.
5. WHO (1995), “Physical status: the use and interpretation of biometry. “ Geneva: World Health Organization Press:, In: Report of a WHO Expert Committee (WHO Technical Report Series No. 854).
6. William Mendenhall, and Terry Sincich. (2003). Residual analysis. In 6 (Ed.), A Second Course in Statistics: Regression Analysis. Prentice-Hall Publishing Inc., U.S. Highway 9W. Englewood Cliffs, New Jersey 07632. United States of America.
7. William Mendenhall, and Terry Sincich. (2003). Introduction to regression anlysis. In 6 (Ed.), A Second Course in Statistics: Regression Analysis. (Vol., pp. 90-97). Prentice-Hall Publishing Inc., U.S. Highway 9W. Englewood Cliffs, New Jersey 07632. United States of America.