KẾT QUẢ BAN ĐẦU CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP TẮC MẠN TÍNH ĐỘNG MẠCH VÙNG DƯỚI GỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá kết quả ban đầu của can thiệp nội mạch trong điều trị hẹp tắc mạn tính động mạch vùng dưới gối.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, gồm 32 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu chi trầm trọng do bệnh động mạch ngoại biên, có chỉ định can thiệp nội mạch trong thời gian từ 9/2011 đến 8/2012 tại Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian theo dõi trung bình sau can thiệp 6.5 tháng.
Kết quả: 32 bệnh nhân với 65 động mạch vùng dưới gối được can thiệp nội mạch tái thông. Chỉ số ABI trước can thiệp là 0.64±0.19. Chiều dài đoạn mạch tổn thương 171,6±32,5 mm. Có 13.3 % trường hợp được kết hợp mở đường vào động mạch xuôi dòng tai động mạch đùi chung cùng bên với mở đường vào động mạch ngược dòng tại vùng cổ chân. Có 84.8% trường hợp được thực hiện kĩ thuật tái thông dưới nội mạc. Tỉ lệ thực hiện tái thông cho các động mạch thành công là 81.5%. Sau can thiệp, 87.5% các trường hợp có biểu hiện đau lan theo đường đi động mạch với thời gian đau kéo dài trung bình 4.5 ngày, 30% các trường hợp có sung huyết, phù nề mô mềm vùng cẳng- bàn chân, thời gian sung huyết kéo dài trung bình 7.5 ngày. Chỉ số ABI tuần đầu tiên sau can thiệp là 0.84±0.22. Trong thời gian theo dõi, tỉ lệ tái can thiệp lần 2 là 9.2%, tỉ lệ bảo tồn chi 87.5%.
Kết luận: can thiệp nội mạch tái thông động mạch vùng dưới gối là kĩ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn, hiệu quả cao trong lập lại tuần hoàn vùng cẳng và bàn chân, đóng vai trò quan trọng trong giảm tỉ lệ cắt cụt chi do bệnh động mạch chi dưới.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Dormandy JA, Rutherford RB. Management of peripheral arterial disease (PAD). TASC Working Group. TransAtlantic Inter-Society Consensus (TASC). J Vasc Surg. Jan 2000;31(1 Pt 2):S1-S296.
2. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, et al. Inter- Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). Eur J Vasc Endovasc Surg. 2007;33 Suppl 1:S1-75.
3. Allie DE, Hebert CJ, Lirtzman MD, et al. Critical limb ischemia: a global epidemic.A critical analysis of current treatment unmasks the clinical and economic costs of CLI. EuroIntervention. May 2005;1(1):75-84.
4. Nehler MR, Coll JR, Hiatt WR, et al. Functional outcome in a contemporary series of major lower extremity amputations. J Vasc Surg. Jul 2003;38(1):7-14.
5. Landry GJ. Functional outcome of critical limb ischemia. J Vasc Surg. Jun 2007;45 Suppl A:A141-148.
6. Boyer L, Therre T, Garcier JM, et al. Infrapopliteal percutaneous transluminal angioplasty for limb salvage. Acta Radiol. Jan 2000;41(1):73-77.
7. Wiechmann BN. Tibial intervention for critical limb ischemia. Semin Intervent Radiol. Dec 2009;26(4):315-323.
8. Fowkes FG, Housley E, Cawood EH, Macintyre CC, Ruckley CV, Prescott RJ. Edinburgh Artery Study: prevalence of asymptomatic and symptomatic peripheral arterial disease in the general population. IntJ Epidemiol. Jun 1991;20(2):384-392.
9. Hauser H, Bohndorf K, Wack C, Tietze W, Wolfl e KD, Loeprecht H. [Percutaneous transluminal angioplasty (PTA) of isolated crural arterial stenoses in critical arterial occlusive disease]. Rofo. Mar 1996;164(3):238-243.
10. London NJ, Varty K, Sayers RD, Thompson MM, Bell PR, Bolia A. Percutaneous transluminal angioplasty for lower-limb critical ischaemia. Br J Surg. Sep 1995;82(9):1232-1235.
11. Schwarzwalder U, Zeller T. Below-the-knee revascularization. Advanced techniques. J Cardiovasc Surg (Torino). Oct 2009;50(5):627-634.