ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN BÀNG HỆ NGOÀI GAN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG NÚT HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH QUA CATHETER
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, xếp thứ 5 ở nam giới và xếp thứ 8 ở nữ giới trong số các ung thư nguyên phát. Tỉ lệ mắc HCC cao nhất được thấy ở châu Phi khu vực cận Sahara, Đông Á, Đông Nam Á. Tính chung trên toàn thế giới, tại các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc trong 100.000 dân đối với nam giới là 17,43, đối với nữ giới là 6,77. Tại các nước phát triển, tỉ lệ này tương ứng là 8,71 và 2,86 [2],[6]. Việc điều trị HCC hiện nay vẫn còn là thách thức đối với y học đương đại. Đối với HCC giai đoạn sớm, phẫu thuật cắt gan, ghép gan và đốt sóng cao tần là các phương pháp điều trị triệt để, có tỉ lệ sống 5 năm đạt 50-70% [18]. Nhưng trong thực tiễn, tỉ lệ HCC được phát hiện chủ yếu ở giai đoạn tiến triển, không thể phẫu thuật (nonresectable). Đối với HCC giai đoạn tiến triển, không thể phẫu thuật, thì nút động mạch gan qua catheter (TACE) kết hợp với truyền hóa chất tại chỗ qua catheter là là phương pháp điều trị hỗ trợ hiệu quả nhất hiện nay, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh [19],[20]. Hiệu quả nút mạch sẽ giảm đi rõ rệt nếu không gây tắc được tất cả các nguồn cấp máu cho khối u [13],[19]. Trong thực tế lâm sàng, nhiều khối ung thư gan còn được cấp máu từ các hệ ĐM khác ngoài hệ ĐM gan. Việc nhận biết được các nguồn cấp máu cho khối u từ ngoài hệ động mạch gan là rất cần thiết để đảm bảo cho hiệu quả nút mạch cũng như tránh được những biến chứng có thể xảy ra do các vòng bàng hệ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Arii S, Tanaka J, Yamazoe Y, et al. Predictive factors for intrahepatic recurrence of hepatocellular carcinoma after partial hepatectomy. Cancer 1992; 69:913–919.
2. Bosch Fx, Ribes J, Cleries R. Epidemiology of hepatocellular carcinoma. Clin Liver Dis. 2005;9:191– 211.
3. Charnsangavej C, Chuang VP, Wallace S, Soo CS, Bowers T. Angiographic classification of hepatic arterial collaterals. Radiology 1982;144:485–494.
4. Chung JW, Park JH, Han JK, Choi BI, Kim TK, HanMC. Transcatheter oily chemoembolization of the inferior phrenic artery in hepatocellular carcinoma:
the safety and potential therapeutic role. J Vasc Interv Radiol 1998;9:495–500.
5. Curley SA, Izzo F, Delrio P, et al. Radiofrequency ablation of unre-sectable primary and metastatic hepatic malignancies: results in 123 patients. Ann Surg.
1999;230:1–8.
6. El-Serag HB, Mason AC. Risk factors for the rising rates of primary liver cancer in the United States. Intern Med. 2000;160:3227–3230.
7. Gabella G. Cardiovascular system. In: Williams PL, ed. Gray’s anatomy. 38th ed. London, England: Churchill Livingstone, 1995;1534–1535.
8. Geschwind JF. Chemoembolization for hepatocellular carcinoma: where does the truth lie? J Vasc Interv Radiol 2002;13:991–994.
9. Goldberg SN, Charboneau JW, Dodd GD, et al.. International Working Group on Image-Guided Tumor Ablation. Image-guided tumor ablation: proposal for standardization of terms and reporting criteria. Radiology. 2003;228:335–345.
10. Gwon DI, Ko GY, Yoon HK, Sung KB, Lee JM, Ryu SJ, Seo MH, Shim JC, Lee GJ, Kim HK. Inferior Phrenic Artery: Anatomy, Variations, Pathologic Conditions, and Interventional Management. RadioGraphics 2007; 27:687–705.