Giá trị của cộng hưởng từ tối thiểu trong chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn sớm ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ

Ngô Thị Thanh Tú1, , Phạm Mạnh Cường2, Đàm Thùy Trang2, Nguyễn Hồng Hải3
1 Cao học 28, trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai
3 Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá sự tương quan của cộng hưởng từ nhanh sử dụng chuỗi xung T1W hoặc chuỗi xung STIR theo hướng Coronal so với cộng hưởng từ tiêu chuẩn trong chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn sớm ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có hình ảnh Xquang và CHT tương ứng giai đoạn 2 trở lên theo phân loại Arlet Ficat sửa đổi, được chụp cộng hưởng từ khớp háng hai bên tại Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2020 đến hết tháng 8/2021.
Kết quả: Mức độ đồng thuận trong chẩn đoán giai đoạn hoại tử xương giữa hai chương trình chụp CHT thu gọn dùng xung T1W, hoặc xung STIR so với chương trình chụp CHT đầy đủ lần lượt là 0.98 và 0.86. Mức độ đồng thuận so với chương trình CHT đầy đủ trong chẩn đoán mức độ tổn thương chỏm của xung T1W là 0.98, của STIR là 0.85.
Kết luận: Có sự đồng thuận mức độ cao giữa hai chương trình chụp CHT tiêu chuẩn và CHT nhanh sử dụng chuỗi xung T1W. Với ưu điểm về thời gian và khả năng giảm giá thành, chương trình chụp CHT nhanh sử dụng chuỗi xung T1W có thể được ứng dụng dễ dàng và rộng rãi hơn để chẩn đoán sớm hoại tử chỏm xương đùi trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shimizu K, Moriya H, Akita T, Sakamoto M, Suguro T. Prediction of collapse with magnetic resonance imaging of avascular necrosis of the femoral head. JBJS. 1994;76 (2): 215-223
2. Lafforgue P, Dahan E, Chagnaud C, Schiano A, Kasbarian M, Acquaviva PC. Early-stage avascular necrosis of the femoral head: MR imaging for prognosis in 31 cases with at least 2 years of follow-up. Radiology. 1993;187(1): 199-204. doi:10.1148/radiology.187.1.8451413
3. Beltran J, Knight CT, Zuelzer WA, et al. Core decompression for avascular necrosis of the femoral head: correlation between long-term results and preoperative MR staging. Radiology. 1990;175 (2): 533-536. doi:10.1148/radiology.175.2.2326478
4. Petek D, Hannouche D, Suva D. Osteonecrosis of the femoral head: pathophysiology and current concepts of treatment. EFORT Open Rev. 2019;4(3):85-97. doi:10.1302/2058-5241.4.180036
5. Nam KW, Kim YL, Yoo JJ, Koo KH, Yoon KS, Kim HJ. Fate of Untreated Asymptomatic Osteonecrosis of the Femoral Head. JBJS. 2008;90 (3):477-484. doi:10.2106/JBJS.F.01582
6. Hungerford DS, Zizic TM. Alcoholism associated ischemic necrosis of the femoral head. Early diagnosis and treatment. Clin Orthop Relat Res. 1978;(130):144-153.
7. Lang P, Jergesen HE, Moseley ME, Block JE, Chafetz NI, Genant HK. Avascular necrosis of the femoral head: high-field-strength MR imaging with histologic correlation. Radiology. 1988;169(2):517-524. doi:10.1148/radiology.169.2.3175001
8. Bluemke DA, Zerhouni EA. MRI of avascular necrosis of bone. Top Magn Reson Imaging. 1996;8 (4): 231-246. doi:10.1097/00002142-199608000-00003
9. Khanna AJ, Yoon TR, Mont MA, Hungerford DS, Bluemke DA. Femoral Head Osteonecrosis: Detection and Grading by Using a Rapid MR Imaging Protocol. Radiology. 2000;217 (1): 188-192. doi:10.1148/radiology.217.1.r00oc26188
10. Mont MA, Hungerford DS. Non-traumatic avascular necrosis of the femoral head. JBJS. 1995;77 (3):459-474.
11. Ficat RP, Arlet J. Necrosis of the Femoral Head.; 1980. In: Hungerford DS, ed. Ischemia and necrosis of bone. Baltimore, Md: Williams & Wilkins, 1980; 171–182