GIẢI PHẪU HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH GAN TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG NÚT HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH QUA CATHTER

Đào Danh Vĩnh1, Phạm Minh Thông1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là loại ung thư hay gặp nhất trong các khối u ác tính của gan. Đây một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trưởng thành, xếp thứ 5 ở nam giới và xếp thứ 8 ở nữ giới trong số các ung thư nguyên phát. Tỉ lệ mắc HCC cao nhất được thấy ở châu Phi khu vực cận Sahara, Đông Á, Đông Nam Á. Tính chung trên toàn thế giới, tại các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc trong 100.000 dân đối với nam giới là 17,43 và đối với nữ giới là 6,77. Tại các nước phát triển, tỉ lệ này tương ứng là 8,71 và 2,86 [2],[6]. Mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị HCC đã được biết đến trong y văn thế giới nhưng hiện nay nút hóa chất động mạch qua catheter (TACE) vẫn là phương pháp hiệu quả nhất đối với HCC giai đoạn tiến triển (không thể phẫu thuật). Ngay cả
với những trường hợp còn chỉ định phẫu thuật thì TACE vẫn đóng vai trò quan trọng trong khi chờ được phẫu thuật. Hiệu quả của TACE phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận các nguồn ĐM cấp máu cho khối u cũng như tránh được các ĐM mạch cấp máu cho tổ chức, cơ quan bình thường. Do vậy, việc nhận định được các hình thái giải phẫu, biến thể giải phẫu cũng như đặc điểm huyết động học của hệ thống ĐM gan trên chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
là điều rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị, tránh được những biến chứng của TACE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arii S, Tanaka J, Yamazoe Y, et al. Predictive factors for intrahepatic recurrence of hepatocellular carcinoma after partial hepatectomy. Cancer 1992;
69:913–919.
2. Bosch Fx, Ribes J, Cleries R, Diaz M. Epidemiology of hepatocellular carcinoma. Clin Liver Dis. 2005;9:191–211.
3. Cho A, Okazumi S, Takayama W, et al. Anatomy of the right anterosuperior area (segment 8) of the liver: evaluation with helical CT during arterial portography.
Radiology 2000; 214(2):491-495.
4. Couinaud C. Le foie: etudes anatomiques et chirurgicales. Paris: Masson, 1957.
5. Curley SA, Izzo F, Delrio P, et al. Radiofrequency ablation of unre-sectable primary and metastatic hepatic malignancies: results in 123 patients. Ann Surg.
1999;230:1–8.
6. El-Serag HB, Mason AC. Risk factors for the rising rates of primary liver cancer in the United States. Intern Med. 2000;160:3227–3230.
7. Goldberg SN, Charboneau JW, Dodd GD, et al.. International Working Group on Image-Guided Tumor Ablation. Image-guided tumor ablation: proposal for standardization of terms and reporting criteria. Radiology. 2003;228:335–345.
8. Gruttadauria S, Foglieni CS, Doria C, Luca A, Lauro A, Marino IR. The hepatic artery in liver transplantation and surgery: vascular anomalies in 701 cases. Clin Transplant 2001;15(5):359-363.
9. Healey JE Jr, Schroy PC. Anatomy of the biliary ducts within the human liver: analysis of the prevailing pattern of branchings and the major variations of the biliary ducts. AMA Arch Surg 1953;66(5):599-616.
10. Hjortsjö CH. The topography of the intrahepatic duct systems. Acta Anat 1951;11(4):599-615.
11. Kogure K, Kuwano H, Fujimaki N, Ishikawa H, Takada K. Reproposal for Hjortsjo’s segmental anatomy on the anterior segment in human liver. Arch Surg 2002;137(10):1118- 1124.