ỨNG DỤNG LÂM SÀNG PET/CT SỬ DỤNG DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ KHÔNG PHẢI 18F-FDG TRONG UNG THƯ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong thực hành lâm sàng, 18FDG-PET thường được sử dụng trong chẩn đoán giai đoạn, đánh giá và theo dõi
kết quả điều trị ở nhiều bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, không phải tất cả các khối u ác tính đều tăng chuyển hóa
18FDG. Trong bài tổng quan này, chúng tôi xin giới thiệu một số ứng dụng lâm sàng của các dược chất phóng xạ
của PET không phải 18FDG như 11C- và 18F-choline, 11C-methionine, 18F-FET, 18F-DOPA, 68Ga-DOTA-somatostatine,
11C-acetate và 18F-FLT ... 11C- và 18F-choline có ái tính cao với ung thư tuyến tiền liệt, thậm chí với loại có độ ác tính
thấp. Choline có thể được gắn với cả 11C và 18F, 11C có ưu điểm là bài tiết ít hơn qua đường tiết niệu, giảm liều bức
xạ cho bệnh nhân còn 18F lại thuận tiện hơn cho các trung tâm không không có cyclotron. Methionine rất cần cho
quá trình tổng hợp protein của các tế bào ung thư. Dược chất này được ứng dụng chủ yếu trong việc đánh giá ung
thư hệ thần kinh trung ương. Các khối u thần kinh – nội tiết có sự tăng hoạt động của L-DOPA decarboxylase nên
bắt giữ 18F-DOPA. 18FLT là một chất chỉ điểm đặc hiệu của sự tăng sinh các tể bào ác tính, đặc biệt là trong ung thư
phổi. Nhiều dược chất phóng xạ mới đang được nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng như 18F- MISO, 64 Cu – ATSM
… ở bệnh nhân xạ trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dược chất phóng xạ, choline, methionine, DOPA, DOTA, FLT
Tài liệu tham khảo
2. Sarlis NJ Gourgiotis L, Reynolds JC, VanWaes C, Merino MJ, Pacak K. (2003), “Localization of Medullary Thyroid Carcinoma Metastasis in a Multiple Endocrine Neoplasia Type 2A Patient by 6-[18F]- Fluorodopamine Positron Emission Tomography”, JClin Endocrinol Metab. 88, 637-41.
3. Ghanem N Hoegerle S, Altehoefer C, Schipper J, Brink I, Moser E, et al. (2003), “positron emission tomography for the detection of glomus tumors”, Eur J Nucl Med Mol Imaging. 30, 689-94.
4. Chung JK Kim S, Im SH, Jeong JM, Lee DS, Kim DG, et al. (2005), “11C-methionine PET as a prognostic marker in patients with glioma: Comparison with 18F-FDG PET”, Eur J Nucl Med Mol Imaging. 52-59.
5. Landoni C Picchio M, Messa C, Gianolli L, Matarrese M, De Cobelli F, et al. (2002), “Positive [11C] choline and negative [18F]FDG with positron emission tomography in recurrence of prostate cancer”, AJR Am J Roentgenol. 179, 482-484.
6. Goldman S Pirotte B, Massager N, David P, Wikler D, Vandesteene A, et al (2004), “Comparison of 18F-FDG and 11C-Methionine for PET-Guided
Stereotactic Brain Biopsy of Gliomas”, J Nucl Med. 45, 1293-8.