VAI TRÒ CỦA ADC TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT GIỮA THƯƠNG TỔN LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH Ở GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá vai trò của hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình (ADC) trong việc phân biệt giữa thương tổn lành tính và ác tính của gan.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hồi cứu 248 bệnh nhân chụp cộng hưởng từ gan tại Trung Tâm Y Khoa Medic, từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 2 năm 2013, tuổi từ 41 đến 78, trong đó có 142 thương tổn lành tính đã được chẩn đoán xác định: 30 nốt tăng sản (FNH), 9 u tuyến (Adenoma), 63 u máu (Hemangiomas) và 40 nang (Cysts) và có 104 thương tổn ác tính đã được chẩn đoán xác định: 76 u nguyên bào gan (HCC); 28 di căn (Metastasis). 50 bệnh nhân có nhu mô gan bình thường. Tất cả các bệnh nhân được chụp MRI gan với chuỗi xung khuếch tán (Diffuson), giá trị b (0, 500, 800) trên máy Siemens Avanto 1,5T MRI.
Kết quả: Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa số đo ADC trung bình của thương tổn lành với thương tổn ác tính của gan, kết quả đo được (số ADC trung bình ± độ lệch chuẩn): ADC của nhu mô gan bình thường (1,242 × 10−3 mm2/sec ± 0.33), FNH-Adenoma (1,742 × 10−3 mm2/sec ± 0.40), Hemangioma (2,084 × 10−3 mm2/sec ± 0.46), Cyst (2,861 × 10−3 mm2/sec ± 0.34), HCC (1,093× 10−3 mm2/sec ± 0.37), Metastasis (1,126 × 10−3 mm2/sec ± 0.48). ADC trung bình của thương tổn lành tính: (2,327 × 10−3 mm2/sec ± 0.41), so với thương tổn ác tính: (1,113 × 10−3 mm2/sec ± 0.39).
Kết luận: Hệ số trung bình của hằng số khuếch tán biểu kiến (ADC) trong cộng hưởng từ khuếch tán (Diffusion MRI) góp phần quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt giữa thương tổn lành tính và ác tính của gan.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Wolfgang Luboldt, Rainer Küfer, Norbert Blumstein, Todd L. Toussaint, Alexander Kluge, Marcus D. Seemann, and Hans-Joachim Luboldt ; Prostate Carcinoma: Diffusion-weighted Imaging as Potential Alternative to Conventional MR and C-Choline PET/CT for Detection of Bone Metastases. Radiology December 2008 249:1017-1025; Published online October 10, 2008, doi:10.1148/radiol.2492080038.
3. Tejas Parikh, Stephen J. Drew, Vivian S. Lee, Samson Wong, Elizabeth M. Hecht, James S. Babb, and Bachir Taouli ; Focal Liver Lesion Detection and Characterization with Diffusion-weighted MR Imaging: Comparison with Standard Breath-hold T2-weighted Imaging, Radiology March 2008 246:812-822; Published online January 25, 2008, doi:10.1148/radiol.2463070432
4. Vincent Vandecaveye, Frederik De Keyzer, Vincent Vander Poorten, Piet Dirix, Eric Verbeken, Sandra Nuyts, and Robert Hermans ; Head and Neck Squamous Cell Carcinoma: Value of Diffusion-weighted MR Imaging for Nodal Staging; Radiology April 2009 251:134-146; Published online February 27, 2009, doi:10.1148/radiol.2511080128
5. Se Hyung Kim, MD, Jeong Min Lee, MD, Joon Koo Han, MD,Jae Young Lee, MD, Kyoung Ho Lee, MD, Chang Jin Han, MD, Jae Young Jo, MD, Nam-Joon Yi, MD, Kyung-Suk Suh, MD, Kyung-Sook Shin, MD, Soo Yeon Jo, MD and Byung Ihn Choi, MD. Hepatic Macrosteatosis: Predicting Appropriateness of Liver Donation by Using MR Imaging—Correlation with Histopathologic Findings; July 2006 Radiology, 240, 116-129.