ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TÁI THÔNG LÒNG MẠCH SỚM TỚI TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG NHỒI MÁU NÃO CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Tìm hiểu mối liên quan giữa tái thông sớm lòng động mạch tắc với tiến triển và tiên lượng nhồi máu
não cấp.
Phương pháp: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 có 53 bệnh nhân đựợc chẩn đoán nhồi máu não
tối cấp (trước 6h từ khi khởi phát triệu chứng) với các chuỗi xung T2*, FLAIR, DW, PW và TOF, trên cộng hưởng từ
(CHT) 1.5T và có hình ảnh tắc động mạch trên xung mạch TOF. Các bệnh nhân này được điều trị tại BV Bạch Mai
và được chụp kiểm tra lại bằng CHT trước 24h. Các bệnh nhân được chia 2 nhóm: có tái thông và không tái thông
động mạch tắc. So sánh một số đặc điểm hai nhóm: tiến triển nhồi máu, chuyển dạng chảy máu và mức độ hồi phục
lâm sàng sau 3 tháng.
Kết quả: Hai nhóm bệnh nhân có các đặc điểm về tuổi, NIHSS, thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi
chụp CHT, thể tích (V) nhồi máu khi vào viện tương tự nhau. Trong số 53 bệnh nhân có 22 bệnh nhân không được
tái thông, 31 bệnh nhân được tái thông. Nhóm tái thông, diện nhồi máu có tăng lên so với diện nhồi máu thời điểm
ban đầu (33,6 va 54cm3) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,618). Đối với nhóm không tái thông,
diện nhồi máu tăng lên so với thời điểm ban đầu (48 versus 141 cm3), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,009). Tỉ
lệ chảy máu có triệu chứng tương tự nhau ở hai nhóm được tái thông và không được tái thông (9,6% và 9%, p=0,99).
Mức độ hồi phục lâm sàng tốt cao hơn ở nhóm có tái thông lòng mạch (đặc biệt có 14/31(45%) bệnh nhân hồi phục
hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn- mRs =0-1), nhóm không tái thông có 4/22 (18%) bệnh nhân tử vong và 3 bệnh
nhân tàn phế rất nặng (mRS 5điểm).
Kết luận: Tái thông lòng mạch sớm làm giảm tiến triển vùng nhồi máu và có kết cục lâm sàng sau 3 tháng tốt
hơn nhóm không đựợc tái thông.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Schaefer, P.W., P.E. Grant, and R.G. Gonzalez, Diffusion-weighted MR imaging of the brain. Radiology, 2000. 217(2): p. 331-45.
3. Neumann-Haefelin, T., et al., Effect of incomplete (spontaneous and postthrombolytic) recanalization after middle cerebral artery occlusion:
a magnetic resonance imaging study. Stroke, 2004. 35(1): p. 109-14.
4. Copen, W.A., et al., Existence of the Diffusion- Perfusion Mismatch within 24 Hours after Onset of Acute Stroke: Dependence on Proximal Arterial Occlusion1. Radiology, 2009. 250(3): p. 878-886.
5. Rha, J.H. and J.L. Saver, The impact of recanalization on ischemic stroke outcome: a metaanalysis. Stroke, 2007. 38(3): p. 967-73.