KHẢO SÁT KĨ THUẬT TẠO HÌNH XUNG LỰC BỨC XẠ ÂM ARFI TRONG CHẨN ĐOÁN HẠT GIÁP

Võ Mai Khanh1, Nguyễn Thiện Hùng1,
1 Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát các đặc điểm của kĩ thuật tạo hình xung lực bức xạ âm ARFI trong chẩn đoán phân biệt hạt giáp lành - ác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. 130 hạt giáp được thực hiện siêu âm quy ước B-mode và tạo hình xung lực bức xạ âm ARFI bằng máy siêu âm Acuson Siemens S2000 tại Medic từ tháng 08/2011 đến tháng 10/2012. Tất cả hạt giáp đều được thực hiện FNAC sau đó để làm giá trị đối chiếu. Xử lý
số liệu: phần mềm Medcalc.
Kết quả: khảo sát 130 hạt giáp gồm 103 hạt lành tính, 23 carcinôm tuyến giáp dạng nhú và 4 tổn thương dạng nang. Giá trị VTQ trung bình của mô giáp lành, hạt giáp lành và ác tính lần lượt là 1,41m/s (range 0,84 – 3m/s); 2,15m/s (range 0,8 – 4,04m/s) và 3,2m/s (range 0,9 – 9,22m/s). Tại điểm cắt 2,16m/s, độ nhạy và độ chuyên của
ARFI trong phân biệt hạt giáp lành tính và ác tính là 79,4% và 53,7% (diện tích dưới đường cong ROC là 0,731). Độ chênh lệch giá trị VTQ giữa mô giáp bình thường và hạt giáp (lành, ác) có độ nhạy là 79,5% và độ chuyên là 51% tại điểm cắt 0,63 (diện tích dưới đường cong ROC là 0,72). Có sự phụ thuộc có ý nghĩa thống kê giữa VTI và phân
biệt hạt giáp lành - ác, ngưỡng sai lầm a = 0,001.
Kết luận: VTQ của hạt giáp và độ chênh lệch giá trị VTQ giữa mô giáp bình thường và hạt giáp có thể giúp ích trong chẩn đoán phân biệt hạt giáp lành tính và ác tính. Có thể phối hợp với VTI để tăng thêm giá trị chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andy Milkowski: Elasticity reaching Clinical Maturity, Siemens.
2. Eric Bavu, Jean-Luc Gennisson, Mathieu Couade, Jeremy Bercoff, Vincent Mallet, Mathias Fink, Anne Badel, Anais Vallet-Pichard, Bertrand Nalpas, Mickael Tanter, Stanislas Pol: Noninvasive In Vivo Liver Fibrosis Evaluation Using Supersonic Shear Imaging:
A clinical Study on 113 Hepatitis C virus Patients, Ultrasound in Medicine and Biology, Volume 37, Issue 9, Pages 1361-1373, September 2011.
3. Josef Jaros: Ultrasound Elastography, University of Kuopio, Finland.
4. K J Parker, M M Doyley and D J Rubens: Imaging the elastic properties of tissue: the 20 year perspective, Phys. Med. Biol. 56 (2011).
5. Mark L.Palmeri – Kathryn R. Nightingale: Acoustic Radiation Force-Based Elasticity Imaging Methods, Interface Focus (2011).
6. Peter NT Wells, Hai Dong Liang: Medical Ultrasonic: Imaging of Soft Tissue Strain and Elasticity, J.R.Soc.Interface 16 June 2011.
7. Sporea I, Vlad M, Bota S, Sirli RL, Popescu A, Danila M, Sendroiu M, Zosin I: Thyroid stiffness assessment by acoustic radiation force impulse
elastography (ARFI).
8. Stanislav Emelianov: Ultrasound Elasticity Imaging, University of Texas.