ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CO MẠCH NÃO Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ

Bs Nguyễn Hoàng Minh1, Bs Nguyễn Phước Bảo Quân2
1 Bộ môn CĐHA Trường ĐHY Huế
2 Khoa Thăm dò chức năng BVTW Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xuất huyết dưới nhện (XHDN) là cấp cứu thường gặp ở bệnh nhân (BN) có bệnh lý sọ não bẩm sinh hoặc mắc phải. Co mạch sau xuất huyết dưới nhện là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong và tàn phế. Siêu âm Doppler xuyên sọ là một trong những phương pháp phát hiện sớm biến chứng này, với những ưu điểm: không xâm nhập, ít tốn kém, có thể tiến hành nhiều lần với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao.
Mục tiêu: 1. Đánh giá co mạch não ở BN XHDN bằng siêu âm Doppler xuyên sọ; 2. Tìm hiểu mối tương quan giữa mức độ xuất huyết dưới nhện trên CLVT sọ não và triệu chứng lâm sàng với chỉ số huyết động nội sọ ghi nhận được trên TCD.
Phương pháp: 20 BN sau khi xác định có XHDN trên CLVT sọ não sẽ được tiến hành siêu âm Doppler xuyên sọ vào hai thời điểm: ngày thứ 3 - 4 và ngày thứ 8 - 9 sau xuất huyết, Vmax động mạch não giữa ≥ 120 cm/s là có co mạch. BN được ghi nhận tình trạng lâm sàng lúc vào viện và tại các thời điểm khám siêu âm.
Kết quả: 02 trong tổng số 20 BN được khảo sát có tình trạng co mạch vào thời điểm ngày thứ 8-9 sau xuất huyết, chiếm 10%. Có sự tương quan không chặt chẽ giữa triệu chứng lâm sàng, hình ảnh CLVT sọ não với vận tốc dòng chảy động mạch não giữa ghi nhận được trên TCD.
Kết luận: Siêu âm Doppler xuyên sọ là phương pháp phát hiện, củng cố và hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng khi xảy ra tình trạng co mạch não sau XHDN. Phương pháp này chính xác hơn ở những BN có xuất huyết dưới nhện đơn thuần và chưa được phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Quỳnh Hương (2009), “Nghiên cứu lâm sàng, 1. cận lâm sàng, tình trạng co thắt mạch máu não bằng siêu âm Doppler xuyên sọ ở BN chảy máu dưới nhện”, Luận án tiến sĩ Y học, Bệnh viện 108.
2. Vũ Đăng Lưu (2012), “Siêu âm Doppler xuyên 2. sọ”, Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng và mạch ngoại biên, Nhà xuất bản Y học, tr. 61 – 76.
3. Nguyễn Phước Bảo Quân (2012), “Siêu âm Doppler 3. xuyên sọ các động mạch não”, siêu âm Doppler mạch máu, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 292 – 234.
4. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu (2007), “Điều 4. trị phình động mạch não bằng can thiệp nội mạch”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tr. 176 – 182.
5. Lê Văn Thính (2003), “Hình ảnh Doppler xuyên 5. sọ chẩn đoán co thắt mạch trong chảy máu dưới nhện”, Hội thảo khoa học, tr. 87 – 89.
6. Allan et col (2006), “Clinical Doppler ultrasound”, 6. Churchill Livingstone, Elsevier.
7. Allan. H. Popper (2004)“Subarachinoid 7. Hemorrage”, Neurogical intensive care, 4th edition, p.234 – 245.
8. Frontanella M. et al (2008), “Vasospasm after SAH 8. due to aneusysm rupture of the anterior circle of Willis: value of TCD monitoring”, Neurology Res, p. 256 – 261.
9. Kreija J. er al (2005), “Middle cerebral artery 9. spasm after subarachinoid hemorrhage: detection with transcanial color – coded duplex US”, Radiology. 236 (2), p. 621 – 629.
10. Gonzalez NR. et al (2007), “Vasospasm 10. probability index: a combination of transcranial Doppler velocities, cerebral blood flow and clinical risk factors to predict cerebral vasospasm after aneurismal subarachinoid hemorrhage”, Neurosurgeon, p. 1101 – 1250.