BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁI THÔNG TÚI PHÌNH VÀ VAI TRÒ CHỤP MẠCH CỘNG HƯỞNG TỪ 1,5 TESLA TRONG THEO DÕI PHÌNH MẠCH NÃO SAU ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Bước đầu đánh giá tái thông túi phình sau nút bằng VXKL và đánh giá vai trò chụp mạch CHT 1,5 Tesla trong theo dõi túi phình sau điều trị can thiệp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kiểm tra trên CHT và DSA cho 66 bệnh nhân có 68 túi phình mạch não vỡ và chưa vỡ đã được điều trị can thiệp nút mạch thời gian ít nhất 2 tháng và lâu nhất 62 tháng. 30 bệnh nhân với 32 túi phình được chụp đồng thời CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ và chụp DSA. 36 bệnh nhân với 36 túi phình được kiểm tra đơn thuần bằng phương pháp chụp CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ, không có bệnh nhân nào được chụp DSA đơn thuần.
Kết quả: Tỉ lệ tái thông trong số bệnh nhân được kiểm tra chiếm 39,7% (27/68). Mức độ tái thông cần can thiệp chiếm 16,1% (11/68). Độ nhạy và độ đặc hiệu của CHT xung mạch TOF 3D đánh giá tắc, tồn dư và tái thông túi phình tương ứng là 100% và 93,75% so sánh với chụp DSA. CHT phát hiện các ổ nhồi máu và nhồi máu vỏ liên quan bên túi phình sau nút can thiệp chiếm 8,8%, giãn não thất 9,1%. 100% các trường hợp quan sát rõ VXKL trên phim chup CHT và không có nhiễu ảnh khi chụp CHT, không có trường hợp nào chảy máu tái phát sau can thiệp.
Kết luận: CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi tái thông túi phình với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
Các từ viết tắt: CHT hoặc MRI: cộng hưởng từ; DSA: chụp mạch số hóa xóa nền; MIP: maximum intensity projection; VRT: volume-rendered techniques; VXKL: vòng xoắn kim loại.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Pierot L., Spelle L., Vitry F. Unrupture intracranial aneurysms treated by endovascular approach, results of the ATENA study. Stroke 2008;39:2497-2504.
3. Cognard C, Weill A, Spelle L, Piotin M, Castaings L, rey A, Moret J. Long-term angiographic follow-up of 169 intracranial berry aneurysms occluded with detachable coils. AJNR 1999; 212(2): 348-56.
4. Raymond J, Guilbert F, Georganos S, Juravsky L, Lambert A et al. Long- term angiographic recurrences after selective endovascular treatment of aneurysms with detachable coils. Stroke. 2003;34:421-427.
5. Deutschmanne HA, Augustin M, Simbrunner J, et al. Diagnostic accuracy of 3D Time-of Flight MR angiography compared with digital subtraction angiography for follow-up of coiled intracranial aneurysms: influence of aneurysms size. AJNR Am J Neuroradiol 2007;28:628-34
6. Kwee TC, Kwee RM. MR angiography in the follow-up of intracranial aneurysms treated with Guglielmi detachable coils: systematic review and meta-analysis. Neuroradiology 2007;49:703-13.
7. Okahara M, Kiyosue h, Hori Y et al. Three-dimensional time of flight MR angiography for evaluation of intracranial aneurysms after endovascular packing with Guglielmi detachable coils : comparison with 3D digital subtraction angiography. Eur Radio 2004;14:1162-8.
8. Pierot L, Delcourt C, Bouquigny F et al. Follow-up of intracranial aneurysms selectively treated with coils : Prospective evaluation of contrast-enhanced MR angiography. AJNR Am J neuroradiol 2006;27:744-749.
9. Pierot l, Leclerc X, Bonafe A, Bracard S. Endovascular treatment of intracranial aneurysms with Matrix detachable coils: Midterm anatomic follow-up from a prospective multicenter registry. AJNR Am J Neuroradiol 2008; 29:57-61.