NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM BƠM DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN BẤT THƯỜNG TỬ CUNG - VÒI TỬ CUNG Ở CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Giới thiệu: vô sinh do vòi tử cung là nguyên nhân rất thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 - 40% trường hợp vô sinh nữ. Khảo sát kinh điển độ thông vòi tử cung và buồng tử cung thường được chỉ định là chụp có bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung. Kĩ thuật này tiềm ẩn nguy cơ dị ứng với thuốc cản quang, phơi nhiễm tia X và độ đặc hiệu không tối ưu. Đề tài này nhằm mục đích đánh giá kết quả của việc ứng dụng siêu âm (SA) qua đường âm đạo kết hợp bơm
dịch muối sinh lý vào buồng tử cung để khảo sát hình ảnh tử cung - vòi tử cung (TC-VTC) ở các trường hợp vô sinh.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang ở 115 trường hợp vô sinh đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thông qua khám lâm sàng, SA phụ khoa đường âm đạo, SA bơm dịch vào buồng tử cung và chụp cản quang TC-VTC.
Kết quả: SA bơm dịch phát hiện 30,4% (35/115) trường hợp vô sinh có bất thường buồng tử cung và vòi tử cung. Với 11 trường có bất thường buồng tử cung qua SA, chụp cản quang chỉ phát hiện được 5 trường hợp. Tỉ lệ phát hiện bất thường độ thông vòi tử cung qua SA bơm dịch khá tốt so với chụp phim (19,1% vs 17,4%). Tuy nhiên, SA không xác định được vị trí tắc hay giãn vòi tử cung. Một số yếu tố như độ tuổi trên 35 (p = 0,02; OR = 2,87; CI 95%: 1,11 - 7,48), cư dân vùng thành thị (p = 0,01), vô sinh thứ phát (p = 0,001; OR = 4,21; CI 95%: 1,82 - 9,76), nhiễm Chlamydia (p = 0,01; OR = 13,17; CI 95%) và áp lực bơm dịch nặng tay (p = 0,00; OR = 17,11) làm tăng tỉ lệ
bất thường khi SA bơm dịch. Tỉ lệ biến chứng do SA thấp hơn chụp cản quang. Nhược điểm của phương pháp là không xác định được vị trí tắc khi không thấy dịch đi qua loa vòi tử cung.
Kết luận: SA bơm dịch muối sinh lý là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém và rất hiệu quả để khảo sát TCVTC ở những trường hợp vô sinh, có giá trị tương đương với chụp cản quang thường quy và đồng thời giúp phát hiện nhiều trường hợp bất thường sinh dục nhờ SA mà qua chụp phim không thể đánh giá được
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Arthur C. Fleischer, Heidi Shappell. W (2003), “Color Doppler sonohysterography of endometrial polyps and submucosal fibroids”, J Ultrasound Med,
22, P. 601 - 604.
2. Ayida G, Kennedy S, Barlow D, Chamberlain P. (1996) A comparison of patient tolerance of hysterosalpingo-contrast sonography (HyCoSy) with Echovist-200 and X-ray hysterosalpingography for outpatient investigation of infertile women. Ultrasound in obstetrics & gynecology. Vol 7, (3): 201-204.
3. Boudghène F.P., Bazot M., Robert Y., et al. (2001). Assessment of Fallopian tube patency by HyCoSy: comparison of a positive contrast agent with saline solution. Ultrasound Obstet Gynecol; 18: 525– 530.
4. Dijkman AB, Mol BW, van der Veen F, Bossuyt PM, Hogerzeil HV. (2000).Can hysterosalpingocontrastsonography replace hysterosalpin gography in the
assessment of tubal subfertility? European Journal of radiology. Vol 35 (1): 44-48.
5. Duel M. et al (2001), “Evaluation of uterine cavity with magnetic resonance imaging, transvaginal sonongraphy, hysterosonographic examination and diagnostic hysteroscopy”, Fertility and sterility, 76, pp. 350 - 357.
6. Eng C.W, Tang P.H, Ong C.L: Hysterosalpingography: Current applications.
Singapore Med J 2007; 48 (4): P. 368 - 374.
7. Exacoustos C., Di Giovanni A., Szabolcs B. et al (2009). Automated sonographic tubal patency evaluation with three-dimensional coded contrast imaging (CCI) during hysterosalpingo-contrast sonography (HyCoSy). Ultrasound Obstet Gynecol. 34: 609–612.
8. Kamel Remah M. (2010) Management of the infertile couple: an evidencebased Protocol. Reproductive Biology and Endocrinology, 8:21.