ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG

Võ Tấn Đức1,
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi (STTKT) là sự phồng hoặc sa thành trước trực tràng vào thành sau âm đạo. Bệnh khá phổ biến với các biểu hiện lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu. Thăm khám lâm sàng dễ chẩn đoán nhầm và / hoặc bỏ sót sa các tạng khác của vùng chậu. Hình ảnh học đánh giá chức năng động của sàn chậu là một
phương tiện không thể thiếu trong chẩn đoán, đặc biệt là cộng hưởng từ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu được khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ động tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bởi những bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, tiết niệu và phụ khoa.
Kết quả: Có 1.683 bệnh nhân được nghiên cứu từ tháng 1-2008 đến tháng 6-2012, trong đó chủ yếu là nữ, tuổi trung niên và đã từng sinh con. Tỉ lệ STTKT với độ sâu túi 2-4 cm là 77,9%, kiểu hình thái dạng ngón tay chiếm đa số. Kích thước > 2 cm và hình thái kiểu túi có nguy cơ ứ đọng cao. Yếu tố tuổi và đã từng sinh con có liên quan với STTKT và có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỉ lệ STTKT trong nhóm bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng là 64,2%. Sự kết hợp sa nhiều hơn một khoang chậu với STTKT là 74,4% (p<0,001).
Kết luận: Chụp cộng hưởng từ động sàn chậu giúp chẩn đoán chính xác cũng như đánh giá chi tiết đặc điểm của STTKT và sa các tạng chậu, giúp bác sĩ lâm sàng định hướng lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mellgren A, Anz‚n B, Nilsson B-Y(1995). Results of rectocele repair, a prospective study. Dis Colon Rectum, 38:764-8.
2. Sarles JC, Arnaud A, Sielezneff I, Olivier S (1989). Endo-rectal repair of rectocele. Int J Colorectal Dis, 4:167-71.
3. Halligan S, Bartram CI (1995). Is Barium trapping in rectoceles significant? Dis Colon Rectum, 38:764-8.
4. Van Dam JH, Ginai AZ, Gosselink MJ (1997). Role of defecography in predicting clinical outcome of rectocele repair.Dis Colon Rectum, 40:201-7.
5. Yang A, Mostwin JL, Rosenshein NB, Zerhouni EA (1991). Pelvic floor descent in women: dynamic evaluation with fast MR imaging and cinematic display. Radiology,179:25–33.
6. Kruyt RH, Delemarre JB, Doornbos J, Vogel HJ (1991). Normal anorectum: dynamic MR imaging anatomy. Radiology, 179:159–163.
7. Andrew Yang, Jacek L. Mostwin, Neil B. Rosenshein (1991). Pelvic Floor Descent in Women: Dynamic Evaluation with Fast MR Imaging and Cinematic Display. Radiology, 179(1): 25-33.
8. Jeremiah C. Healy, Stephen Halligan, Rodney H. Reznek (1997). Dynamic MR Imaging Compared with Evacuation Proctography when Evaluating Anorectal
Configuration and Pelvic Floor Movement. AJR, 169: 775-779.
9. Fustus E.Roos, Dominik Weishaupt, Simon Wildermuth (2002). Experience of 4 Years with Open MR Defecography: Pictorial Review of Anorectal Anatomy and Disease. RadioGraphics, 22: 817-832.
10. Julie R.Fielding (2002). Practical MR Imaging of Female Pelvic Floor Weakness. RadioGraphics 22:295-304.
11. Lamb GM, De Jode MG, Guold SW (2000). Upright dynamic MR defeacating proctography in an open configuration MR system. The British Journal of Radiology 73:152-155.
12. Zoran L. Barbaric, Alan K. Marumoto (2001). MRI of the Perineum and Pelvic Floor. Topic in Magnetic Resonance Imaging 12:83-92.
13. Chu WC, Tam YH, Lam WW (2007). Dynamic MR assessment of the anorectal angle and puborectalis muscle in pediatric patients with anismus: Technique and feasibility. J Magn Reson Imaging 25:1067-72.
14. Reginald Goei, Gerrit Kemerink (1990). Radiation Dose in Defecography. Radiology 176:137- 39.
15. Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa (2008). Vai trò của cộng hưởng từ động vùng sàn chậu trong chẩn đoán rối loạn sự thoát phân. Tạp
chí Y học Việt Nam, 349:85-89.
16. Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa (2009). Cộng hưởng từ động trong đánh giá các bệnh lý vùng sàn chậu. Tạp chí Y học TPHCM, 13:292-297.
17. Nguyễn Trung Vinh (2010). Nhận xét bước đầu phẫu thuật phục hồi bản sau cơ nâng hậu môn trong điều trị hội chứng sa sàn chậu. Tạp chí Y học TPHCM, 14:263-268.
18. Smith AR (1994). Role of connective tissue and muscle in pelvic floor dysfunction. Curr Opin Obstet Gynecol, 6:317-19.
19. Siproudhis L., Dautrème S. (1993). Dyschezia and rectocele-a marriage of convenience? Physiologic evaluation of the rectocele in a group of 52 women
complaining of difficulty in evacuation. Dis Colon Rectum, 36:1030-6.
20. Johansson C, Nilsson BY (1992). Association between rectocele paradoxical sphincter response. Dis Colon Rectum, 35:503-9.
21. Yoshioka K, Matsui Y, Yamada O (1991). Physiologic and anatomic assessment of patients with rectocele. Dis Colon Rectum, 34:704-8.