KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA SA TRỰC TRÀNG DẠNG TÚI VỚI CÁC BỆNH LÝ SÀN CHẬU THƯỜNG GẶP KHÁC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng và sa các tạng vùng chậu thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp, sa trực tràng dạng túi (STTDT) thường kết hợp với các bệnh lý sàn chậu khác. Việc bỏ sót hoặc không nhận ra được tổn thương của sàn chậu là một tập hợp phức tạp thì dễ dẫn đến thất bại trong việc điều trị. Nghiên cứu này nhằm khảo sát các mối tương quan giữa tuổi, số con và STTDT cũng
như khẳng định vai trò chẩn đoán bệnh của cộng hưởng từ động sàn chậu.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu được khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ động tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bởi những bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, tiết niệu và phụ khoa.
Kết quả: Có 1683 bệnh nhân trong nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2012. Nữ tuổi 40-50 và có 2-3 con chiếm đa số. 1218 bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đại tiện. 1311 trường hợp (77,9%) có STTDT. Bất thường sa khoang chậu sau chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ có STTDT kèm sa nhiều hơn một khoang chậu là 74.4% và trong nhóm bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng là 64,2%. Mối liên quan giữa tuổi, số con với STTDT hay sa các khoang chậu đều có ý nghĩa về mặt thống kê với OR # 1,04 - 2,67 (p<0,005). Nguy cơ có STTDT trong các nhóm có sa tạng chậu cũng cao hơn nhóm không có sa tạng chậu (p<0,005).
Kết luận: Bệnh lý sàn chậu thường phức tạp, liên quan đến nhiều khoang chậu. Cộng hưởng từ động sàn chậu cho phép chẩn đoán các bất thường về hình thái và chức năng vùng chậu, giúp chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp nhất.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Maglinte DD, Kelvin FM, Hale DS (1997). Dynamic cystoproctography: a unifying diagnostic approach to pelvic floor and anorectal dysfunction. AJR Am J Roentgenol, 169(3):759–767.
2. Yang A, Mostwin JL, Rosenshein NB (1991). Pelvic floor descent in women: dynamic evaluation with fast MR imaging and cinematic display. Radiology,
179(1):25-33.
3. Healy JC, Halligan S, Reznek RH (1997). Patterns of prolapse in women with symptoms of pelvic floor weakness: assessment with MR imaging, 203:77- 81.
4. Maglinte DD, Kelvin FM, Fitzgerald K (1999). Association of compartment defects in pelvic floor dysfunction. AJR, 172:439-444.
5. Maglinte DD, Kelvin FM, Hale DS (2000). Female pelvic organ prolapse: A comparision of triphasic dynamic MR imaging and triphasic fluoroscopic cystocolpoproctography. AJR 174(1):81-88.
6. Van Dam JH, Ginai AZ, Gosselink MJ (1997). Role of defecography in predicting clinical outcome of rectocele repair. Dis Colon Rectum, 40:201-7.
7. Kruyt RH, Delemarre JB, Doornbos J, Vogel HJ (1991). Normal anorectum: dynamic MR imaging anatomy. Radiology, 179:159–163.
8. Healy JC, Halligan S, Reznek RH (1997). Dynamic MR Imaging Compared with Evacuation Proctography when Evaluating Anorectal Configuration and Pelvic Floor Movement. AJR, 169: 775-779.
9. Fustus E.Roos, Dominik Weishaupt, Simon Wildermuth (2002). Experience of 4 Years with Open MR Defecography: Pictorial Review of Anorectal Anatomy and Disease. RadioGraphics, 22: 817-832
10. Fielding JR (2002). Practical MR Imaging of Female Pelvic Floor Weakness. RadioGraphics, 22:295-304
11. Lamb GM, De Jode MG, Guold SW (2000). Upright dynamic MR defeacating proctography in an open configuration MR system. The British Journal of Radiology, 73:152-155
12. Barbaric ZL, Marumoto AK (2001). MRI of the Perineum and Pelvic Floor. Topic in Magnetic Resonance Imaging 12:83-92.
13. Chu WC, Tam YH, Lam WW (2007). Dynamic MR assessment of the anorectal angle and puborectalis muscle in pediatric patients with anismus: Technique and feasibility. J Magn Reson Imaging, 25:1067-72.
14. Rentsch M, Lenhart M, Paetzel Ch (1999). Dynamic MR imaging defecography: A diagnostic alternative in the assessment of pelvic floor disorders in proctology. Dis Colon Rectum, 44(7):999-1007.
15. Gupta S, Sharma JB (2012). Study of Dynamic MR imaging in diagnosis of pelvic organ prolapse. Arch Gyneco Obstet, 286:953-958
16. Timmons MC, Addition WA (1992). Abdominal sacral colpopexy in 163 women with posthysterecomy vaginal vault prolapse and enterocele. Evoluation of operative techniques. J. Reprod Med, 37:323-327.
17. Symmonds RE, Williams TJ (1981). Posthysterecomy enterocele and vaginal vault prolapse. AmJ Obstet Gynecol, 140:852-859
18. Fernando G. DeAlmeida, Larissa V.Rodríguez, Shlomo Raz. Magnetic Resonance Imaging in the Diagnosis of pelvic floor disorders. Urological Neurology 2002; 28:553-559.
19. Siproudhis L., Dautrème S. (1993). Dyschezia and rectocele-a marriage of convenience? Physiologic evaluation of the rectocele in a group of 52 women
complaining of difficulty in evacuation. Dis Colon Rectum, 36:1030-6.
20. Johansson C, Nilsson BY (1992). Association between rectocele paradoxical sphincter responses. Dis Colon Rectum, 35:503-9.