ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CẮT LỚP VI TÍNH CỦA BẤT THƯỜNG NANG TUYẾN PHỔI BẨM SINH

Hoàng Tùng Lâm1, Phạm Minh Thông2,3,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
3 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh và nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán nang tuyến phổi bẩm
sinh (NTPBS).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu trên 61 bệnh nhân nghi ngờ lâm sàng
NTPBS được chụp CLVT từ 1/2011-6/2014 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong đó, 33 bệnh nhân được xác định
NTPBS dựa trên giải phẫu bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh dựa phân loại Stocker, đối chiếu kết quả phẫu
thuật và giải phẫu bệnh từ đó tính độ nhạy, đặc hiệu và giá trị CLVT.
Kết quả: Trong số 61 bệnh nhân, có 33 bệnh nhân xác định NTPBS. Vị trí hay gặp ở thùy dưới, phổi phải nhiều
hơn trái. Số lượng nang là 1 nang hoặc ≥ 5 nang, thành nang ≤ 2,5mm, không có mạch máu nuôi, có sự khác biệt
về kích thước các nang lớn giữa các týp. Tỷ trọng của nang tuyến phổi bẩm sinh biểu hiện đa dạng: nang khí 45,6%,
nang dịch 27,2%, dịch - khí 9,1%, dạng hỗn hợp 18,1%. Độ nhạy của của CLVT trong chẩn đoán NTPBS là 100%,
độ đặc hiệu 75%, độ chính xác 88,5%.
Kết luận: Biểu hiện hình ảnh của nang tuyến phổi bẩm sinh trên CLVT rất đa dạng. Chụp CLVT có giá trị cao
trong chẩn đoán bệnh lý này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Priest, J.R., et al.( 2009). Pulmonary cysts in early childhood and the risk of malignancy. Pediatr
Pulmonol,. 44(1): p. 14-30.
2. Ch’In, K.Y. and M.Y. Tang. (1949). Congenital adenomatoid malformation of one lobe of a lung with general anasarca. Arch Pathol (Chic). 48(3): p. 9-221.
3. Phạm Thanh Xuân. (2001). Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng cận lâm sàng nang phổi bẩm sinh trẻ em tại viện Nhi 1992-2001. Luận Văn Bác Sĩ Chuyên Khoa II.
4. Wong, A., et al. (2009). Long-term outcome of asymptomatic patients with congenital cystic adenomatoid
malformation. Pediatr Surg Int. 25(6): p. 85-479.
5. MacSweeney, F., et al.( 2003). An assessment of the expanded classification of congenital cystic adenomatoid malformations and their relationship to malignant transformation. Am J Surg Pathol. 27(8): p. 46-1139.
6. Ramos, S.G., et al. (2007). Bronchioloalveolar carcinoma arising in a congenital pulmonary airway malformation in a child: case report with an update of this association. J Pediatr Surg. 42(5): p. 1-4.
7. Mata, J.M., et al. (1990). CT of congenital malformations of the lung. Radiographics. 10(4): p. 74-651.
8. Kim, W.S., et al. (1997). Congenital cystic adenomatoid malformation of the lung: CT-pathologic correlation. AJR Am J Roentgenol. 168(1): p. 47-53.
9. Oh, B.J., et al. (2006). Congenital cystic adenomatoid malformation of the lung in adults: clinical and CT evaluation of seven patients. Respirology. 11(4): p. 496-501.
10. Patz, E.F., Jr., et al. (1995). Congenital cystic adenomatoid malformation in adults: CT findings. J Comput Assist Tomogr. 19(3): p. 4-361.
11. Lanza, C., et al. (2007). Cystic adenomatoid malformation in children: CT histopathological correlation. Radiol Med. 112(4): p. 9-612.
12. Shimohira, M., et al. (2007). Congenital pulmonary airway malformation: CT-pathologic correlation. J Thorac Imaging. 22(2): p. 53-149.
13. Griffin, N., et al. (2008). CT and histopathological correlation of congenital cystic pulmonary lesions: a common pathogenesis? Clin Radiol. 63(9): p. 995-1005.
14. Stocker, J.T. (2009). Cystic lung disease in infants and children. Fetal Pediatr Pathol. 28(4): p. 84-155.
15. Hansell, D.M., et al. (2008). Fleischner Society: glossary of terms for thoracic imaging. Radiology,. 246(3): p. 697-722.