ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỆT HẠCH ĐÁM RỐI THÂN TẠNG BẰNG TIÊM CỒN TUYỆT ĐỐI DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NHÂN 7 TRƯỜNG HỢP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Diệt hạch đám rối thân tạng có vai trò kiểm soát đau cho các tạng có nguồn gốc thuộc tầng trên mạc treo đại tràng ngang. Trong thời gian từ 3/2013 – 8/2014, chúng tôi tiến hành diệt hạch đám rối thân tạng cho 7 bệnh nhân (5 nam, 2 nữ). Bệnh nhân có chệnh lệch VAS trước – sau > 4 điểm là có hiệu quả giảm đau tốt và hiệu quả giảm đau trung bình VAS chênh lệch trước sau 2-4 điểm là 5/8. Nhóm không có tác dụng giảm đau VAS chênh lệch < 2 điểm là 3/8. Với kỹ thuật này, đường tiếp cận vị trí tiêm diệt hạch tối ưu nhất là đi đường trước. Vị trí tiêm nên vào khoang dưới cơ hoành. Tổng lượng cồn trong một lần tiêm là 20ml với vị trí khoang dưới cơ hoành và dưới 10ml cho khoang trên cơ hoành là có tác dụng diệt hạch. Kỹ thuật tiêm diệt hạch đám rối thân tạng là một thủ thuật đơn giản, thực hiện tương đối dễ dàng, ít xâm lấn nhưng có hiệu quả giảm đau.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Văn Minh (2012). Giải phẫu người, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Kambadakone, A., et al. (2011). CT-guided celiac plexus neurolysis: a review of anatomy, indications, technique, and tips for successful treatment. Radiographics, 31(6), 1599-621.
3. Shuman, L.S. (2007). Relief of Abdominal Cancer Pain With Image-guided Block of the Celiac Plexus. The Journal of Lancaster General Hospital, 2(3), 101-102.
4. Lee, J.M. (2000). CT-guided celiac plexus block for intractable abdominal pain. J Korean Med Sci, 15(2), 173-8.
5. Wong, G.Y., et al. (2004). Effect of neurolytic celiac plexus block on pain relief, quality of life, and survival in patients with unresectable pancreatic cancer: a randomized controlled trial. Jama, 291(9), 1092-9.
6. Basinski, A., et al. (2013). Influence of religiosity on the quality of life and on pain intensity in chronic pancreatitis patients after neurolytic celiac plexus block: case-controlled study. J Relig Health, 52(1), 276-84.
7. Levy, M.J. and M.J. Wiersema (2003). EUSguided celiac plexus neurolysis and celiac plexus block. Gastrointest Endosc, 57(7), 923-30.
8. Paolo Giorgio Arcidiacono, M.R. (2004). Celiac Plexus Neurolysis. JOP. J Pancreas (Online), 5(4), 315-321.