GIÁ TRỊ CỦA CHT KHUẾCH TÁN TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ÁP XE NÃO VÀ U NÃO HOẠI TỬ HOẶC U NÃO DẠNG NANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán phân biệt áp xe não và u não hoại tử hoặc u não dạng nang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân có thương tổn khối trong trục ngấm quang viền được chẩn đoán trên CHT sọ não. Trong đó có 28 trường hợp áp xe não và 25 trường hợp u não. Tất cả đều được chụp CHT sọ não với xung khuếch tán, giá trị b (0, 500, 1000) trên máy CHT Philip achieva 1.5 T.
Kết quả: Chẩn đoán xác định áp xe não với độ nhạy 96,4%, độ đặc hiệu 96%, giá trị dự báo dương tính 96,4%, giá trị dự báo âm tính 96%. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của giá trị ADC
trung bình trung tâm của áp xe não và u não (p=0,004). Giá trị ADC trung bình trung tâm của áp xe não là 0,71 ± 0,24 x 10-3mm2/s và u não là 2,23 ± 0,44 x 10-3 mm2/s. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê của trị ADC trung bình ngoại vi của áp xe não và u não (p = 0,132). Giá trị ADC trung bình ngoại vi của áp xe não là 0,78±0,26 x 10-3mm2/s và u não là 0,82±0,28 x 10-3mm2/s. Đường cong ROC dự báo áp xe não ở giá trị ADC có độ nhạy 94,6% và độ đặc hiệu 100% ở điểm cắt ADC ≤ 0,86 x 10-3mm2/s.
Kết luận: CHT khuếch tán có độ nhạy, độ đặc hiệu cao (96,4 %; 96%) trong chẩn đoán xác định áp xe não cũng như u não dạng nang hay u não hoại tử.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng hưởng từ khuếch tán, áp xe não, u não, giá trị ADC
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trí Dũng, Phạm Ngọc Hoa, Cao Thiên Tượng (2010), “Vai trò của cộng hưởng từ khuyếch tán trong chẩn đoán phân biệt áp xe não với u não hoại tử hoặc dạng nang”. Y học thực hành, số 14, tr. 404-409.
2. Lê Văn Phước (2011), “Giá trị cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ khuếch tán trong phân độ mô học u sào bào trước phẫu thuật”. Tạp chí Điện quang Việt Nam, số 3, tr. 41-49.
3. Clarisse J, Phạm Ngọc Hoa và Nguyễn Thi Hùng (2008), “Nhiễm trùng” hình ảnh học sọ não, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr. 218-31.
4. Bulakbasi N., Kocaoglu M., et al (2003). Combination of single-voxel proton MR spectroscopy and apparent diffusion coefficient calculation in the evaluation of common brain tumors, Am J Neuroradiol, 24(2), pp:225-33.
5. Chang S.C., et al (2002). Diffusion-weighted MRI features of brain abscess and cystic or necrotic brain tumors. Comparison with conventional MRI. Journal of Clinical Imaging, 26, pp. 227-236.
6. Hartmann M., Jansen O., Heiland S., Sommer C., Münkel K., Sartor K. (2001). Restricted diffusion within ring enhancement is not pathognomonic for brain.
7. Lai P.H., Ho J.T., et al (2002), Brain abscess and necrotic brain tumor: discrimination with proton MR spectroscopy and diffusion-weighted imaging, Am J Neuroradiol, 23(8), pp: 1369-77.
8. Lai P.H., hsu S.S, Ding S.W, et al (2007). Proton magnetic resonance spectroscopy and diffusionweighted imaging in intracranial cystic mass lesions. Surg Neurol, 68, pp. 25-36.
9. Luthra G., Parihar A., et al (2007). Comparative evaluation of fungal, tubercular, and pyogenic brain abscesses with conventional and diffusion MR imaging and proton MR
spectroscopy, Am J Neuroradiol, 28(7), pp:1332-8.
10. Osborn AG., et al (2004) Abscess, Amirsis, 8, pp. 24-28.
11. Schaefer PW, Grant PE., et al (2000), Diffusionweighted
MR Imaging of the Brain, Radiology, 217, 331-345.