NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG ĐỐT SÓNG CAO TẦN TẠI KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH - BV BẠCH MAI

Lê Thị My1, Ngô Lê Lâm2, Phạm Minh Thông2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét về kỹ thuật đốt sóng cao tần (RFA) trong điều trị u gan nguyên phát và đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị khối u gan nguyên phát bằng đốt sóng cao tần taị khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA), Bệnh viện
Bạch Mai.
Phương pháp và kết quả: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lấy dữ liệu hồi cứu và tiến cứu, thời gian từ 1/2012 đến 9/2014 đã tiến hành 67 lần đốt sóng cao tần cho 62 khối u gan nguyên phát trên 52 bệnh nhân. Nam/nữ = 45/7, tuổi trung bình 57,8 (40-78), u kích thước ≤3cm chiếm 80.6%, 96.2% bệnh nhân có xơ gan, trong đó 96% giai đoạn xơ gan Child A, nguyên nhân do vi rút VGB là 86.5%. Can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm là 97%, kim đơn 30 được sử dụng chủ yếu (73.1%), RFA đơn thuần là chủ yếu (82.1%), RFA kết hợp bơm dịch ổ bụng và dịch màng
phổi nhân tạo 16.4%. Tình trạng bệnh nhân sau can thiệp: chỉ có 1 trường hợp (1.5%) có biến chứng tràn ít dịch ổ bụng và không có biến chứng lớn. Có 2 trường hợp (3.2%) tái phát tại vị trí đốt và có 02 trường hợp (3.8%) xuất hiện nốt mới sau đốt sóng cao tần.
Kết luận: Phá hủy u bằng sóng cao tần điều trị u gan nguyên phát là một biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả tại khoa CĐHA, Bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alejandro Forner, Marıa E. Reig, Carlos Rodriguez de Lope (2010), “Current Strategy for Staging and Treatment: The BCLC Update and Future Prospects”, Semin Liver Dis, 30: 61–74.
2. Riccardo Lencioni, Laura Crocetti, Maria Clotilde Della Pina, Dania Cioni (2009), “Percutaneous image-guided radiofrequency ablation of liver tumors”. Abdom Imaging, 34: 547–556
3. Mai Hồng Bàng (2011), “Ung thư biểu mô tế bào gan: Các phương pháp điều trị can thiệp qua da”, Nhà xuất bản Y Học.
4. Toshiya Shibata, Hiroyoshi Isoda, Yusuke Hirokawa (2009), “Small Hepatocellular Carcinoma: Is Radiofrequency Ablation Combined with Transcatheter Arterial Chemoembolization More Effective than Radiofrequency Ablation Alone for Treatment?”, Radiology, Volume 252: Number 3 - September.
5. Koichiro Yamakado, Atsuhiro Nakatsuka et al (2008), “Early-Stage Hepatocellular Carcinoma: Radiofrequency Ablation Combined with Chemoembolization versus Hepatectomy”. Radiology: Volume 247: Number 1 - April.
6. Shiu Kong Kei, Hyunchul Rhim, Dongil Choi et al (2008), “Local Tumor Progression After Radiofrequency Ablation of Liver Tumors: Analysis of Morphologic Pattern and Site of Recurrence”, AJR, 190: 1544–1551.
7. Thierry de Baere, Frederic Deschamps, Patricio Briggs et al (2008), “Hepatic Malignancies: Percutaneous Radiofrequency Ablation during Percutaneous Portal or Hepatic Vein Occlusion”, Radiology, Volume 248: Number 3 – September.